Việc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6 bằng bom nhiệt hạch đă gây chấn động toàn cầu. Giới phân tích hiện đang tranh căi rằng vụ thử hạt nhân này sẽ tới xung đột hay nhiều xung đột tiếp diễn.
Giới quan sát cũng đặt câu hỏi rằng liệu chính vụ thử hạt nhân sẽ dẫn tới một cánh cửa đối thoại?
Tuyên bố gây hoài nghi
Triều Tiên đă thử hạt nhân lần thứ 6 và tuyên bố thử nghiệm thành công một quả bom khinh khí (bom H) có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hôm 3/9.
Vụ thử được phía Triều Tiên gọi là “thành công mỹ măn” này ghi dấu tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển vũ khí của B́nh Nhưỡng, nhưng nó cũng châm ng̣i cho căng thẳng leo thang.
Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên trang mạng cá nhân Twitter sau khi B́nh Nhưỡng thử hạt nhân: "Lời nói và hành động của Triều Tiên tiếp tục cho thấy sự thù địch và mối nguy hiểm đối với nước Mỹ".
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis th́ đe dọa "phản ứng quân sự dữ dội" đối với bất kỳ vụ tấn công nào vào Mỹ hoặc đồng minh.
Vụ thử cũng gây nên những phát sinh mới trong quan hệ Mỹ-Hàn. Sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, Tổng thống Trump tuyên bố trên trang Twitter rằng: "Hàn Quốc đang nhận ra, như tôi đă nói với họ, rằng sự nhượng bộ với Triều Tiên sẽ không có tác dụng".
Đáp lại lời chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Hàn Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy quá tŕnh phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thông qua các biện pháp ḥa b́nh.
Vài giờ sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần 6, ông Trump cảnh báo Mỹ đang cân nhắc cắt đứt giao thương với bất cứ quốc gia nào làm ăn với Triều Tiên.
Giới quan sát nhận định, cảnh báo này của ông Trump có thể coi là thông điệp nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên.
Tổng thống Trump từ lâu cho rằng, Trung Quốc chưa “làm tṛn trách nhiệm” kiềm chế Triều Tiên.
Trong khi đó, Bắc Kinh nhiều lần phản bác phương Tây về cái mà họ gọi là “học thuyết trách nhiệm Trung Quốc”. Bắc Kinh cho rằng, việc ông Trump dọa cắt đứt quan hệ giao thương với bất cứ quốc gia nào làm ăn với Triều Tiên là "không thể chấp nhận được" và "thiếu công bằng" với Bắc Kinh.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia phân tích, vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên có vẻ như là lá bài nhằm vào Trung Quốc.
Thời gian B́nh Nhưỡng thử hạt nhân được cho là gây ra sự "bối rối" lớn cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, người khi đó đang tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) tại tỉnh Phúc Kiến.
Theo các chuyên gia, việc làm này dường như đă được tính toán.
Ông Peter Hayes, Giám đốc viện Nghiên cứu Nautilus, cơ quan chuyên nghiên cứu về Triều Tiên có trụ sở tại Mỹ b́nh luận, vụ thử nói trên dường như có mục đích làm cho Chủ tịch Trung Quốc thấy rằng, ông cần thuyết phục Mỹ đàm phán với Triều Tiên.
Ông Hayes nhận định: "Vụ thử này nhắm đến ông Tập Cận B́nh hơn là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhà lănh đạo Kim Jong-un không có đ̣n bẩy để khiến Washington đàm phán.
Nhưng ông Tập lại có quyền lực thật sự để tác động đến các phép tính ở Washington. Ông Kim sẽ gây áp lực đối với Trung Quốc để Bắc Kinh nói với Tổng thống Trump rằng, ông cần phải ngồi lại với ông Kim Jong-un".
Trung Quốc có thể sẽ đối mặt sức ép ngày càng lớn trong việc phải mạnh tay hơn đối với nước láng giềng. Ngày 4/9, Trung Quốc chính thức phản đối vụ thử hạt nhân với Triều Tiên. Dù vậy, theo Reuters, Bắc Kinh cho đến giờ không tin các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ có tác dụng.
Vụ thử hạt nhân ngày 3/9 của Triều Tiên kéo theo các cơn địa chấn có thể cảm nhận được ở nhiều nơi trên thế giới. Tổng cộng hơn 130 trạm địa chấn đă ghi nhận được các rung chấn từ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Dựa trên mức độ rung chấn tương đương một trận động đất có cường độ 6,3 độ Richter, các chuyên gia ước tính đương lượng nổ của quả bom khoảng 100 kiloton, gấp 10 lần các quả bom mà B́nh Nhưỡng thử trước đó.
Tuy nhiên, tuyên bố của B́nh Nhưỡng rằng nước này đă thử nghiệm thành công một quả bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hiện vẫn c̣n là điều gây nhiều tranh căi.
Hầu hết các chuyên gia nói rằng, B́nh Nhưỡng chưa đủ khả năng phát triển và sở hữu bom nhiệt hạch.
Triều Tiên chỉ có thể sở hữu bom nhiệt hạch (bom H) thô sơ sau năm 2020 với sức nổ 100 kiloton, tương đương 7 quả bom ném xuống Hiroshima.
Theo một số chuyên gia, vụ thử hạt nhân thứ 6 chỉ là quả bom phân hạch thông thường mà thôi.
Những kịch bản tiếp theo
Hiện chưa có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đă thu nhỏ đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa.
Theo đó, chuyên gia Cha Du Hyeogn, viện Nghiên cứu chính sách Asan phân tích, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành thêm một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa trong vài tháng tới.
Các chuyên gia nghi ngờ Triều Tiên đă thử thành công bom nhiệt hạch.
Điều này cũng khá tương đồng với nhận định của bộ Quốc pḥng Hàn Quốc về việc phát hiện các dấu hiệu cho thấy, Triều Tiên đang chuẩn bị thêm nhiều vụ phóng tên lửa đạn đạo, có thể bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
"Chúng tôi tiếp tục thấy các dấu hiệu của những vụ thử tên lửa đạn đạo tiếp theo. Chúng tôi cũng dự đoán Triều Tiên có thể phóng tiếp một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa", Reuters dẫn lời ông Chang Kyung Soo, quan chức bộ Quốc pḥng Hàn Quốc, nói trong phiên điều trần trước Quốc hội hôm 4/9.
Trong khi đó, chuyên gia Yoo Ho Yeol của đại học Hàn Quốc nhận định, vụ thử hạt nhân lần 6 sẽ đưa Triều Tiên bước vào quá tŕnh triển khai kho vũ khí mới.
Theo chuyên gia Yoo, việc triển khai kho vũ khí của Triều Tiên sẽ được tiến hành vào thời điểm thuận lợi nhất, để nước này tối đa hóa lợi ích từ các cuộc đàm phán.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng được cho là sẽ t́m cách để buộc cộng đồng quốc tế công nhận nước này là một quốc gia hạt nhân.
Triều Tiên vẫn duy tŕ vũ khí hạt nhân của họ, không có lư do nào ngăn cản Hàn Quốc và Nhật Bản cũng muốn có kho vũ khí nguyên tử của riêng ḿnh, để đối chọi với chính quyền ông Kim Jong-un.
Đồng thời, hai nước này sẽ muốn mở rộng và phát triển hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.
Trong khi điều này có thể mang đến ư nghĩa lớn đối với các cường quốc ở Đông Á, nó lại trở thành sự bực tức của Trung Quốc khi viễn cảnh một đất nước như Nhật Bản với hàng rào tên lửa hùng hậu cùng kho vũ khí hạt nhân tự chủ, công nghệ cao là điều hoàn toàn không thể chấp nhận.
VietBF © sưu tầm