Trong khi Nga và Mỹ đang ở mức đạt đỉnh điểm của căng thẳng, liên tiếp có những hành động trả đũa lẫn nhau. Một cuộc thăm ḍ cho thấy có người Việt tin Tổng thống Putin hơn Tổng thống Trump. Theo kết quả thăm ḍ được Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở ở thủ đô Washington DC cho biết....
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong một cuộc gặp ở Nga năm 2016.
Người Việt nằm trong số ít công dân các quốc gia “yêu” nước Nga và đặt niềm tin lớn vào Tổng thống Vladimir Putin, trong khi đa phần thế giới có cái nh́n “thiếu thiện cảm” đối với xứ sở bạch dương và nguyên thủ của xứ này.
Đó là kết quả thăm ḍ được Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở ở thủ đô Washington DC mới công bố, sau khi gần 41 ngh́n người ở 37 quốc gia bên ngoài lănh thổ Nga đă được hỏi ư kiến trong khoảng thời gian từ ngày 16/2 tới 8/5 năm nay.
Đối với câu hỏi về niềm tin đặt vào ông Putin trong việc “xử lư đúng đắn các vấn đề của thế giới”, người Việt tin tưởng ở mức cao nhất, 79%, trong khi tỷ lệ trung b́nh của thế giới là 26% và của châu Á – Thái B́nh Dương là 29%.
Theo kết quả nghiên cứu, châu Âu ít tin tưởng vào tổng thống Nga nhất với tỷ lệ trung b́nh là 78% c̣n của Mỹ là 74%.
Bà Lan Hương, một doanh nhân người Việt sống tại Nga, cho VOA Việt Ngữ biết rằng bà từng “nói chuyện với nhiều người Việt từ trong nước sang và họ đều chia sẻ rằng họ kính trọng và tin cậy ông Putin”.
Bà cho hay thêm: “Nguyên do mà họ đưa ra là, họ cảm giác rằng trong thời kỳ ông Putin làm tổng thống, nước Nga có vẻ có được sự ổn định và có một thế mạnh nào đó, bằng chứng là ông lấy lại được bán đảo Crimea từ Ukraine và dám đối đầu với Mỹ. Tuy nhiên, có lẽ, nguyên nhân thật sự của việc họ đặt niềm tin ở nơi ông Putin, đó là cái cảm tính từ cái vẻ tự tin và phong cách rất là thể thao, và tự tin vào bản thân qua sự thể hiện bên ngoài của ông”.
Tổng thống Trump và Thủ tướng Phúc tại Nhà Trắng hồi tháng Năm năm nay.
Nếu so giữa ông Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, nghiên cứu của Pew cho thấy rằng số người Việt dành sự ủng hộ cho người đứng đầu Điện Kremlin vẫn hơn hẳn so với “ông chủ” Nhà Trắng, với tỷ lệ tương ứng là 79% và 58%.
Theo giới quan sát, trong thời kỳ ông Trump vận động tranh cử cũng như trong những ngày đầu nắm quyền, nhiều người Việt từng hy vọng rằng quan điểm cứng rắn của nguyên thủ này đối với Trung Quốc sẽ giúp Hà Nội trong vấn đề Biển Đông.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hồi cuối tháng Sáu công du Moscow, và cũng giống như các vị lănh đạo Việt Nam khác khi tới thăm Nga, trong các bức ảnh được công bố, ông Quang ôm chặt Tổng thống Putin.
Khi ấy, nguyên thủ hai nước đă khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và kư kết nhiều văn kiện quan trọng.
Trao đổi với VOA Việt Ngữ, bà Lan Hương, nhà báo tự do từng có nhiều năm sống tại Nga, nhận xét về quan hệ Hà Nội – Moscow:
“Mối quan hệ Việt Nam và Nga trong thời gian qua khó có thể nói đang ở trên đỉnh cao của sự tin cậy và hợp tác. Tuy nhiên, so với những năm 90, quan hệ hai nước vẫn có sự hợp tác về nhiều mặt, mang lại lợi ích cho mỗi bên”.
Về nước Nga nói chung, 83% người Việt cho biết “yêu” nước Nga, tăng 8% so với năm 2015, theo Pew. Xét riêng về thanh niên, 89% số người trẻ Việt từ 18 tới 29 tuổi ủng hộ Nga, c̣n con số tương ứng đối với nhóm tuổi 30 tới 49 và 50 tuổi là 82% và 74%.
Chỉ có 11% người Việt nghĩ rằng “sức mạnh và ảnh hưởng của Nga là mối đe dọa lớn” đối với Việt Nam, tỷ lệ thấp nhất châu Á, trong khi mức trung b́nh toàn cầu về câu hỏi này là 31%.
Nga hiện là quốc gia có đông người Việt sinh sống, và từng có nhiều người ở trong nước sang quốc gia Đông Âu này học tập và làm việc thời kỳ Xô Viết, nên được cho là vẫn c̣n “nhiều duyên nợ” với xứ sở Bạch Dương.
Liên quan tới câu hỏi, “bạn có nghĩ chính phủ Nga tôn trọng các quyền tự do cá nhân của người dân?”, 85% người Việt Nam nói “có” và chỉ 4% nói “không”, trong khi mức tương ứng trên toàn cầu là 30% và 46%.
Về quan điểm của người Việt đối với những chỉ trích nhắm vào Nga về vấn đề Ukraine và sự can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, bà Lan Hương nhận định:
“Người Việt ở Nga và người Việt sang Nga, họ cho rằng trong vấn đề chỉ trích Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống ở Mỹ th́ dường như chưa có bằng chứng để kết luận về việc này, và rằng dường như đây là vấn đề mâu thuẫn đảng phái ở Mỹ nên đă dựng lên vấn đề này nhiều hơn".
Bà nói thêm: "C̣n trong việc Nga đưa quân vào Ukraine, đa phần nói rằng đó là hành động tiếp theo của việc Ukraine đă bài xích người Nga sống tại Ukraine. Tất nhiên cũng có nhiều người chống lại ư kiến này”.
Hoa Kỳ hôm 23/8 đă bắt đầu ngưng cấp tất cả các thị thực không di dân cho công dân Nga, và việc này sẽ kéo dài cho tới ngày 1/9. Đây là biện pháp được coi là trả đũa việc Tổng thống Putin trước đó yêu cầu Washington cắt giảm một nửa nhân viên đại sứ quán và lănh sự ở Nga.
Các hành động đáp trả nhau này xuất phát từ việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow về việc Nga chiếm Crimea từ tay Ukraine cũng như việc Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng tống Mỹ, giúp ông Trump đắc cử.