Đó là Aldrich Hazen Ames, ông ta đă bán thông tin mật cho Liên Xô. Với số tiền này, Ames đă trở thành điệp viên được trả giá cao nhất trong lịch sử Mỹ. Trong khi đó có tới trên 10 điệp viên cho Mỹ ở Liên Xô đă bị tử h́nh.
Aldrich Hazen Ames
Những tổn thất liên tiếp
Cuối năm 1985, lănh đạo Cục t́nh báo trung ương Mỹ (CIA) như ngồi trên đống lửa khi phát hiện những điệp viên của họ ở Liên Xô bắt đầu biến mất với tỉ lệ cao đáng báo động. Đến đầu năm 1986, CIA quyết định mở một cuộc điều tra để t́m hiểu nguyên nhân của những vụ biến mất đó.
Ban đầu, họ tập trung sự nghi ngờ vào Edward Lee Howard – một sỹ quan của CIA đă đào tẩu sang Moscow. Song, Howard nhanh chóng được loại trừ v́ trên thực tế ông ta không hề có thông tin về những điệp viên đă biến mất.
Tuy nhiên, do lo sợ nếu hành động quá nhạy cảm có thể khiến họ mất đi nhiều điệp viên giỏi nên CIA chỉ tiến hành tiến hành điều tra dè chừng, Phải đến năm 1991, sau khi nếm trải một loạt những thất bại trong các chiến dịch t́nh báo chỉ có thể lư giải bằng có sự hiện diện của một kẻ phản bội trong nội bộ, CIA mới thông báo với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) về t́nh h́nh.
Động thái này đă dẫn tới cuộc điều tra phản gián hợp tác quy mô lớn đầu tiên giữa CIA và FBI. Trước đó, CIA không bao giờ chia sẻ các tài liệu về hoạt động của họ với FBI.
Xuất hiện nghi phạm
Ngay sau khi FBI vào cuộc, cuộc điều tra đă nhanh chóng có tiến triển. Thông qua những nỗ lực phân tích quy mô lớn, bao gồm cả việc rờ lại hành động của các quan chức Nga ở Washington vào giữa những năm 1980, các điều tra viên đă thu hẹp được danh sách các nghi phạm từ 190 người ban đầu xuống c̣n 28 người.
Sau đó, nhóm điều tra đă tiến hành bỏ phiếu, trong đó mỗi điều tra viên chỉ ra 6 người mà họ nghĩ có khả năng là kẻ phản bội nhất. Kết quả cho thấy một người tên Aldrich Hazen Ames được tất cả nhóm điều tra viên xác định là kẻ khả nghi nhất. Là một chuyên gia về các vấn đề Liên Xô ở CIA, Ames có quyền tiếp cận trực tiếp các dữ liệu về nhiều chiến dịch hành động có sự tham gia của các điệp viên 2 mang người Nga.
Ngay sau đó, ông Dan Payne – một chuyên gia về tài chính trong nhóm – đă điều tra tất cả những biến động tài chính của Ames. Sau khi phát hiện trong các tài khoản của Ames có hàng trăm ngh́n USD không rơ nguồn gốc, ông Payne đă chuyển hết tài liệu cho một chuyên gia về t́nh báo Liên Xô tên Sandy Grimes. Năm 1992, bà Grimes có phát hiện đột phá: những khoản tiền lớn đều xuất hiện trong tài khoản của Ames chỉ ít lâu sau khi ông ta gặp một quan chức của đại sứ quán Nga tại Mỹ.
Thực ra, trước đó, Ames đă từng bị CIA nghi ngờ và 2 lần bị yêu cầu kiểm tra trước máy phát hiện nói dối vào các năm 1986 và 1991. Song, ông ta đă vượt qua cả 2 kỳ kiểm tra. Mặc dù vậy nhưng ông ta vẫn không khỏi khiến đồng nghiệp nghi ngờ v́ những thay đổi quá lớn trong lối sống.
Ví dụ, những người làm việc cùng đều nhận thấy ông ta đă có tiền đi bọc lại cả hàm răng vốn bị vàng do hút nhiều thuốc. Quần áo của ông ta th́ chỉ trong một thời gian ngắn đă được thay đổi từ quần áo đơn giản sang toàn đồ hiệu, trong đó có những bộ vest có giá cao đến mức ngay cả cấp trên của ông ta cũng không thể mua được.
Ames c̣n mua một ngôi nhà có giá trị lên đến 540.000 USD ở Arlington được thanh toán ngay bằng tiền mặt dù lương hàng năm của ông ta chỉ là 60.000 USD. Chưa hết, người này c̣n mua một chiếc xe hơi hiệu Jaguar có giá đến 50.000 USD. Chỉ riêng hóa đơn tiền điện thoại mỗi tháng của nhà ông ta đă lên đến 6.000 USD – tức hơn cả số tiền lương mà ông ta nhận được mỗi tháng.
Các điều tra viên đă có công vạch mặt đối tượng này
Giăng lưới
Tháng 3/1993, FBI bắt đầu tiếp quản vụ việc v́ CIA không có quyền bắt giữ người. Chỉ 2 tuần sau khi cuộc điều tra h́nh sự nhằm vào Ames chính thức bắt đầu, quan chức của FBI tham gia cuộc điều tra là ông Robert M. Bryant đă đề nghị bà Leslie G. Wiser Jr. – một cựu luật sư và là người đứng đầu một đội phản gián của FBI – thành lập một nhóm bao gồm 8 điệp viên và hàng chục chuyên gia kỹ thuật khác để do thám Ames. Từ việc nghe lén điện thoại của nhà người này, các điệp viên đă phát hiện những đoạn hội thoại cho thấy Ames chuẩn bị chuyển một gói hàng cho người Nga.
Khoảng 6h30 ngày 24/3/1993, các nhóm theo dơi đă có mặt ở nhà Ames nhưng ông ta lại không rời đi như kế hoạch. H́nh ảnh từ camera theo dơi sau đó cho thấy ông ta đă rời khỏi nhà vào lúc 6h03 phút nhưng đă ngay lập tức trở về. Chiều cùng ngày, một nhóm theo dơi phục ở bên ngoài những cửa chính của CIA với hy vọng sẽ phát hiện Ames rời khỏi văn pḥng để đi chuyển tài liệu.
Nhưng do không biết được hoạt động của nhóm theo dơi nên các nhân viên an ninh của CIA đă yêu cầu họ rời đi. Khoảng 16h00, Ames thực sự rời khỏi văn pḥng nhưng người của Bryant lại để mất dấu ông ta. Dù vậy nhưng cả Bryant lẫn Giám đốc FBI và CIA đều nhận thấy Ames đang hành động như một điệp viên và rằng ông ta dường như đă phát hiện bị theo dơi.
Sau thất bại đầu tiên, do lo sợ bất cứ hành động mạnh mẽ nào cũng có thể “đánh động” Ames, Bryant đề xuất tiến hành t́m kiếm thùng rác nhà đối tượng này. Ngày 15/9/1993, khi Ames tới Thổ Nhĩ Kỳ công tác, một chiếc xe tải màu đen nhẹ nhàng tới khu vực nhà ông ta, lấy đi thùng rác và thay thế bằng 1 chiếc khác giống hệt.
Từ thùng rác đó, các điệp viên đă thu được những mảnh vụn của một tờ giấy màu vàng đă được cắt nhỏ. Khi ghép gần như toàn bộ những mảnh giấy vụn lại, nhóm điều tra đă đọc được thông điệp trên mảnh giấy:
“Tôi đă sẵn sàng gặp tại địa điểm B vào ngày 1/10. Tôi không thể đọc được tài liệu từ ngày 13 đến 19/9. Nếu ông sẵn ḷng gặp tại B vào ngày 1/10, hăy gửi tín hiệu North “w” vào ngày 20/9 để xác nhận. Nếu không thể gặp vào ngày 1/10 th́ để lại tín hiệu North tại Pipe sau ngày 27/9.
Theo giải mă của các điệp viên, B trong tin nhắn là Bogota, Colombia – nơi Ames hẹn gặp người nhận tài liệu. C̣n Pipe là địa điểm mà ông ta có thể để lại tin nhắn và nhận tiền. Bản chụp đen trắng mẩu tin nhắn sau đó đă được gửi lên cho Giám đốc FBI xem xét.
Đầu năm 1994, khi Ames và vợ dự kiến dự một hội thảo ở Moscow, Nga, FBI biết rằng họ không thể chờ thêm nữa v́ ông ta có thể sẽ đến Nga và không trở lại Mỹ nữa. V́ thế nên vào tháng 2/1994, FBI quyết định tung lưới, bắt giữ Ames tại nhà riêng của ông ta.
Điệp viên nhận lương cao nhất
Vốn là con trai của một nhà phân tích của CIA, Ames từng theo học ở trường Đại học Chicago trong 2 năm trước khi được CIA tuyển mộ vào học việc vào năm 1962. Từ năm 1969 đến 1972, ông ta được điều tới Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ với nhiệm vụ chiêu mộ người Liên Xô làm điệp viên cho Mỹ.
Dù Ames có nhiều thành tích trong công việc nhưng đời sống của ông ta lại khá rắc rối. Sau khi ly hôn người vợ đầu, ông ta luôn trong t́nh trạng túng quẫn v́ thói chi tiêu vô tội vạ của người t́nh. Để có thêm thu nhập, theo kết quả điều tra sau này của FBI, ngày 16/4/1985, Ames đă tới Đại sứ quán Liên Xô tại Washington để đề nghị bán tin mật cho KGB.
Tại thời điểm đó, ông ta đang làm việc ở pḥng Liên Xô/Đông Âu thuộc CIA nên nắm khá rơ về cơ quan t́nh báo Liên Xô cũng như tiếp cận nhiều tài liệu quan trọng khác. Từ mùa hè năm 1985, Ames thường xuyên gặp một nhà ngoại giao Nga – người mà ông ta từng tiếp cận với ư đồ chiêu mộ làm điệp viên cho Mỹ nhưng không thành – để chuyển tài liệu cho KGB.
Bằng cách đó, Ames đă cung cấp cho KGB tất cả mọi thứ về những kế hoạch liên quan đến Liên Xô của CIA và đặc biệt là tên của những công dân Liên Xô đang làm gián điệp cho Mỹ. Theo một số tài liệu, đă có 25 điệp viên như vậy bị Ames bán đứng.
Phía Mỹ cáo buộc Ames đă nhận tổng cộng hơn 2,5 triệu USD từ Nga c̣n theo thông tin do KGB cung cấp th́ con số này là 4,6 triệu USD, trở thành điệp viên được trả giá cao nhất trong lịch sử Mỹ. Hoạt động gián điệp của ông ta đă dẫn đến cái chết của ít nhất 10 điệp viên CIA do những người này bị Nga phát giác làm điệp viên cho phương Tây. Ngày 28/4/1994, Ames nhận tội làm gián điệp cho Liên Xô. Cùng năm, ông ta bị buộc tội và bị kết án tù chung thân không ân xá v́ tội danh này...
Therealtz © VietBF