Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ư định biến Biển Đông thành ao nhà của chúng. Lợi dụng lúc Mỹ dồn sức vào đối phó với Triều Tiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng đảo và khu vực quân sự trên Biển Đông. Hiện Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đă bắt đầu gây sức ép với Trung Quốc, thông qua hoạt động “tự do hàng hải” nhằm bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi lư của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Chính quyền Trump gây sức ép với Trung Quốc trên Biển Đông là nhận định của nhà phân tích Bill Gertz trong bài viết đăng trên Asia Times ngày 14/8/2017.
Ngày 10/8, tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain đă tiến vào vùng biển 12 hải lư xung quanh Đá Vành Khăn, một chiến trường chính trị quan trọng sẽ trả lời câu hỏi: Liệu Biển Đông có phải là vùng biển quốc tế mở hay đă bị biến thành “ao nhà” của Trung Quốc?
Tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain. Ảnh: News.com.au
Hành tŕnh “bảo đảm tự do hàng hải” của tàu khu trục USS John S. McCain trong Quần đảo Trường Sa là cuộc tuần tra Biển Đông thứ 3 được tiến hành trong 7 tháng đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là cuộc tuần tra bằng tàu chiến thứ hai của Mỹ gần Đá Vành Khăn kể từ tháng 5/2017. Điều này cho thấy Lầu Năm Góc coi đây là một trong những ḥn đảo chiến lược mà Trung Quốc đă quân sự hóa, có thể đe dọa tàu chiến, máy bay quân sự Mỹ sẽ được triển khai ở Philippines.
Dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông của Hải quân Mỹ đă bị cắt giảm mạnh nhằm tránh chọc giận Trung Quốc. Kết quả là Trung Quốc tiếp tục tuyên bố chủ quyền tham lam phi lư đối với khoảng 90% diện tích Biển Đông và đă bồi đắp đảo trái phép với tổng diện tích trên 3.200 mẫu Anh ở Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Hoàng Sa.
Sau đó, trong hai năm qua, Bắc Kinh đă bắt đầu quân sự hoá một số “đảo nhân tạo”, trong đó có Đá Vành Khăn, với các đường băng và cácn ụ tên lửa tầm ngắn…Lầu Năm Góc cảnh báo rằng Trung Quốc có thể triển khai các tên lửa hành tŕnh chống hạm tầm xa trên các “đảo nhân tạo” bồi đắp trái phép này.
Trung Quốc hiện tập trung vào “tam giác đảo” ở Trường Sa vốn cung cấp vị trí chiến lược then chốt cho phép Bắc Kinh kiểm soát quân sự đối với vùng biển quốc tế có ư nghĩa chiến lược này. Đó là ba “đảo nhân tạo” Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập – nơi Trung Quốc đă xây dựng đường băng dài cho phép tất cả máy bay quân sự của Trung Quốc hạ và cất cánh cùng các cơ sở quân sự khác.
Thuyền trưởng Hải quân Mỹ về hưu Jim Fanell nhận định phương pháp tiếp cận mới chính quyền của Tổng thống Donald Trump đă bắt đầu đảo ngược 8 năm chính sách làm suy yếu uy tín và cam kết bảo vệ an ninh Châu Á-Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ. Ông Fanell nói: "Việc đội ngũ của ông Trump tăng cường hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông và tuyên bố gần đây về việc một tàu sân bay của Hải quân Mỹ ghé cảng Việt Nam là những dấu rơ ràng về sự quay trở lại của Hoa Kỳ. Sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để sửa chữa 8 năm của những lời hùng biện sáo rỗng - đặc biệt khi Trung Quốc đă lấp đầy khoảng trống với các căn cứ hải quân, không quân mới ở Quần đảo Trường Sa và tăng cường hiện diện quân sự trong toàn bộ Biển Đông".
Giống như hai vụ trước đây, Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump vẫn từ chối b́nh luận về hoạt động hải quân mới nhất ở Biển Đông. Các quan chức quốc pḥng Mỹ nói rằng im lặng là một phần của chính sách mới nhằm biến các chuyến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông bằng tàu chiến của Mỹ trở thành thông lệ.
Nhà phân tích John Tkacik, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên về các vấn đề Trung Quốc, cho biết ư tưởng giữ im lặng về các vụ tuần tra “tự do hàng hải” ở Biển Đông của Mỹ là một ư tưởng hay.
Ông John Tkacik cho biết chính quyền Donald Trump đang thảo luận về các lựa chọn về quân sự và ngoại giao, nhưng cũng cần phát triển lựa chọn "luật pháp" - sử dụng các cơ chế pháp lư quốc tế như phán quyết gần đây của Toà Trọng tài Liên hợp quốc bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lư của Trung Quốc ở Biển Đông và ủng hộ Philippines.
Nhà phân tích Tkacik cho biết phán quyết của Toà Trọng tài ở La Haye (phán quyết PCA) cung cấp cho chính quyền Trump động lực mới để tuyên bố thường xuyên và rơ ràng rằng Biển Đông không phải là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Ngoài ra, các “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đă bồi đắp trái phép ở Biển Đông cần được tuyên bố là không có lănh hải, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Nhà phân tích John Tkacik kết luận: "Tóm lại, trong khi quan điểm pháp lư hiện nay của Mỹ nói các ‘đảo nhân tạo’ mà Trung Quốc bồi đắp ở Biển Nam Đông là bất hợp pháp và không có lănh hải, Washington lại khá rụt rè khi đưa ra nhận định về lập trường đó. Giờ đây, Bộ Ngoại giao Mỹ cần phải ra tuyên bố pháp lư phản đối các hành động (thâu tóm Biển Đông) của Trung Quốc”.