Cuộc gặp cấp tướng giữa hai nước TQ đă được ấn định vào tuần trươc, nhưng tướng Trung Quốc không đến. Họ không đến cũng không giải thích lư do. Điều này rất đáng ngờ.
Cuộc gặp quan trọng giữa tướng quân đội Trung Quốc và người đồng cấp Ấn Độ đă không diễn ra như kế hoạch v́ lư do đến từ phía Bắc Kinh.
Binh sĩ Ấn Độ canh gác ở khu vực biên giới vơi Trung Quốc.
Theo Economic Times, cuộc gặp ở cấp thiếu tướng giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ban đầu được ấn định ở Sikkim vào cuối tuần trước.
Cuộc gặp do Ấn Độ đề xuất nhằm đảm bảo ḥa b́nh và an ninh ở Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), nơi tranh chấp giữa hai nước.
Quan chức chính phủ Ấn Độ xác nhận với Economic Times: “Cuộc gặp đă không diễn ra v́ phía quân đội Trung Quốc không xuất hiện. Họ có lẽ đă quyết định không đàm phán”.
Các cuộc gặp quân sự là yếu tố quan trọng để hai bên có thể duy tŕ liên lạc, tránh những hiểu lầm trên thực địa có thể dẫn đến chiến tranh.
Ấn Độ duy tŕ quan điểm yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động làm thay đổi hiện trạng như xây đường sá ở cao nguyên Doklam, điểm nóng tranh chấp kéo dài suốt 2 tháng qua. Ngược lại, Trung Quốc muốn Ấn Độ rút quân vô điều kiện.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng lo ngại rằng Trung Quốc sẽ không cử đại diện đến cuộc họp biên giới (BPM), vốn ấn định vào ngày 15.8.
Các cuộc gặp biên giới này được tổ chức hàng năm ở 5 địa điểm khác nhau dọc tuyến đường LAC dài 3.440km, vào những ngày quan trọng như ngày quốc khánh, ngày độc lập và ngày kỷ niệm thành lập quân đội Trung Quốc.
Quân đội Ấn Độ đă gửi lời mời đến phía Trung Quốc trong cuộc gặp vào ngày 15.8 sắp tới. Nhưng khả năng bắc Kinh cử đại diện đến dự khó xảy ra. Trung Quốc đă không mời phía Ấn Độ khi tổ chức cuộc họp biên giới ngày 1.8.
Trong một diễn biến liên quan, báo Ấn Độ tố Trung Quốc t́m cách xây cầu ở khu vực Ladakh, nơi từng xảy ra chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. Quan chức Ấn Độ sau đó đă bác bỏ thông tin này.