Để răn đe mọi đối thủ nguy hiểm trên toàn thế giới, quân đội Mỹ đang lên kế hoạch thực hiện nhiều cuộc tập trận quy mô toàn cầu. Đối tượng cần răn đe nhất đó là "một nước Nga ngày càng quyết liệt”, cũng như các mối đe dọa phức tạp khác.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Ông John Healy cho biết Mỹ, tướng chỉ huy các cuộc tập trận của Mỹ ở châu Âu đang lên kế hoạch để tiến tới thực hiện chương tŕnh tập trận trên phạm vi toàn cầu. Ông Healy cho rằng các binh sĩ Mỹ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho những mối đe dọa ngày càng phức tạp trên khắp các mặt trận từ đất liền, trên không, trên biển, không gian đến chiến tranh mạng.
Mục tiêu của Lầu Năm Góc đó là tổ chức cuộc tập trận có sự tham gia của tất cả 9 bộ tư lệnh tác chiến thay v́ hạn chế ở một khu vực đặc biệt hay một đơn vị quân đội nào đó. Những cuộc tập trận này được kỳ vọng bắt đầu từ năm 2020.
Tướng Healy cho rằng Nga chính là mối lo ngại hàng đầu của Mỹ ở khu vực châu Âu, đồng thời bày tỏ sự quan ngại của phương Tây về cuộc tập trận Zapad 2017 giữa Nga và Belarus vào tháng 9 tới với khoảng 100.000 binh sĩ tham gia.
Ông Healy đồng thời cho rằng Nga không minh bạch trong các cuộc tập trận quân sự, ám chỉ việc Nga không mời quan sát viên Mỹ hoặc NATO tới các đợt diễn tập. Trước đó, Nga đă tham gia với tư cách quan sát viên tại cuộc tập trận của Mỹ và NATO ở Biển Đen.
Trong khi đó, Moscow và Minks nhiều lần khẳng định rằng cuộc tập trận sẽ không gây nguy hiểm cho bất cứ quốc gia nào và chỉ có mục đích tự vệ. Bộ trưởng Quốc pḥng Belarus thậm chí nói quy mô cuộc tập trận Zapad 2017 nhỏ hơn cuộc tập trận Anaconda của NATO tổ chức tại Ba Lan năm ngoái cả về số lượng binh lính và vũ khí tham gia. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin, mặt khác, tố cáo việc NATO đang gia tăng việc xây dựng lực lượng quân sự xung quanh Nga.
Theo ông Healy, 40,000 binh sĩ thuộc lực lượng Mỹ và các đồng minh đă tham gia các cuộc diễn tập tại châu Âu trong mùa hè năm nay với đánh giá ban đầu là tích cực. Ông cũng hé lộ về kế hoạch năm sau khi Mỹ sẽ tổ chức 11 cuộc tập trận tại các quốc gia châu Âu bao gồm Anh, các quốc gia vùng Baltic và ngay cả Phần Lan, nước không thuộc NATO.
Therealtz © VietBF