Người Triều Tiên bỏ ra một số tiền không nhỏ để trốn chạy khỏi đất nước của họ. Kỳ lạ ở chỗ họ vượt biên đến Thái Lan và mong muốn bị bắt giữ. Dường như họ đă chuẩn bị sẵn kế hoạch để có một cuộc sống tốt hơn sau khi thoát khỏi Triều Tiên.
Cuộc trốn chạy đắt đỏ
Một ngày tháng 6/2006, một thanh niên bỗng nhiên xuất hiện trước cửa nhà Lee Chun-hak (19 tuổi) với lời nhắn: "Mẹ cậu đang t́m cậu". Mẹ của Lee Chun-hak và em gái cậu đă đào tẩu khỏi Triều Tiên từ 3 năm trước.
Người thanh niên đạp xe đưa Lee tới biên giới Triều Tiên và giao cậu cho một người lính. Theo hướng dẫn của người này, Lee phải để lại chứng minh thư và huy hiệu Kim Il-sung trước khi rời đi.
Sau đó, người lính hộ tống Lee vượt qua sông Đồ Môn. Phía bên kia sông, có hai người Trung Quốc đợi sẵn. Họ đưa tiền cho người lính Triều Tiên và Lee được tự do. Chi phí do mẹ cậu chi trả. Theo hướng dẫn của người môi giới, Lee phải tới Thái Lan và tự nộp ḿnh cho cảnh sát.
Do Sung-hak, một người Triều Tiên tới Hàn Quốc năm 2002 cho hay, ông ta đă sắp xếp để đưa 20 người rời khỏi Triều Tiên bằng những mối quan hệ mà ông ta có được trong suốt 6 năm sống ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Ông Do kể, sau khi nhận được yêu cầu, ông ta sẽ điện cho một người Trung Quốc gốc Triều làm trung gian và người này sẽ điện cho một người Triều Tiên gần biên giới. Người Triều Tiên này sẽ tới nhà của người đào tẩu và đưa họ tới biên giới. Tại đó, họ sẽ nói chuyện với người thân của ḿnh qua điện thoại và tiến hành thỏa thuận.
"Người đó sống ở đâu không quan trọng dù tất nhiên là sẽ mất thời gian hơn", ông Do nói, "Tiền mới là vấn đề".
Chi phí cho một cuộc đào tẩu không hề ít. Theo kết quả phỏng vấn của New York Times, cần phải có tiền lót tay cho những người lính Triều Tiên đóng ở biên giới, một khoản cho cấp trên của họ và hàng loạt nhân vật khác.
Tổng cộng phải mất tới hơn 10.000 USD cho một thỏa thuận trọn gói để đưa ai đó rời khỏi Triều Tiên, cùng với một tấm hộ chiếu Hàn Quốc giả và vé máy bay hoặc tàu thủy tới Hàn Quốc. Tuy nhiên, có một cách đỡ tốn hơn mà đa phần người Triều Tiên lựa chọn. Đó là đi qua Trung Quốc rồi Thái Lan hoặc Mông Cổ. Chi phí chỉ khoảng 3.000 USD.
Ra "đầu thú" ở Thái Lan
Theo Reuters, Thái Lan nằm trên tuyến đường di chuyển phổ biến của những người Triều Tiên đào tẩu. Quan chức xuất nhập cảnh Thái Lan cho biết, phần lớn người Triều Tiên tới Thái Lan qua cực Bắc của nước này, gần khu vực Tam giác Vàng.
"Chúng tôi đă gặp nhiều người Triều Tiên vào Thái Lan từ các tỉnh Đông Bắc dọc theo sông Mekong trong vài năm qua", ông Chonlathai Rattangaruang, chỉ huy lực lượng tuần tra sông Mekong tiết lộ.
Đối với Thái Lan, người Triều Tiên vào nước này là nhập cư bất hợp pháp chứ không phải dân tị nạn. Thái Lan không kư Hiệp ước Geneva về Người Tị nạn năm 1951 và không có điều luật cụ thể nào về người tị nạn.
Vậy là "luật bất thành văn" đă ngầm tồn tại giữa chính quyền Thái Lan, chính phủ Hàn Quốc và những người đào tẩu từ Triều Tiên.
"Người Triều Tiên tới Thái Lan để bị bắt giữ. Như vậy họ sẽ xin được quy chế tị nạn ở Hàn Quốc", Roongroj Tannawut, một quan chức ở Chiang Khong cho hay.
Những người Triều Tiên đào tẩu vào Thái Lan sẽ bị bắt giữ và kết án nhập cảnh bất hợp pháp. Sau đó họ sẽ được chuyển tới trung tâm giam giữ nhập cư ở Bangkok trước khi bị trục xuất, thường là về Hàn Quốc.
"V́ hiến pháp Hàn Quốc công nhận tất cả người Triều Tiên là công dân nên Thái Lan có thể coi Hàn Quốc là địa điểm hợp pháp để trục xuất người Triều Tiên", Phil Robertson, phó giám đốc chi nhánh châu Á của Tổ chức quan sát nhân quyền (HRW) cho biết.
Cao ủy về người tị nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR) hiếm khi xử lư những trường hợp đào tẩu Triều Tiên ở Thái Lan bởi thỏa thuận riêng tồn tại giữa Bangkok và Seoul.
"Những người rời khỏi Triều Tiên thường không t́m tới các văn pḥng UNHCR bởi họ có những lựa chọn khác", Vivian Tan, phát ngôn viên của UNHCR cho hay.