Tân giám đốc FBI Christopher Wray được ca ngợi siêu thông minh. Đồng nghiệp cho biết lănh đạo của ḿnh có tinh thần làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp. Ông Wray không thề trung thành với Tổng thống Trump.
Tân giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray.
Thượng viện Mỹ ngày 1/8 phê chuẩn ông Christopher Wray làm giám đốc mới của Cục Điều tra Liên bang (FBI), thay thế ông James Comey, người bị Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải cách đây 3 tháng, theo CNN.
Trong phiên điều trần tháng trước, Wray, ứng viên do Tổng thống Mỹ đề cử, khẳng định sẽ từ chối cam kết trung thành với ông Trump và từ chức nếu bị yêu cầu thực hiện những công việc phi pháp.
Wray tốt nghiệp Trường luật Yale, từng làm thư kư luật cho một thẩm phán liên bang. Bản thân ông cũng là một công tố viên lâu năm và đảm nhận những vị trí cao tại Bộ Tư pháp dưới thời cựu tổng thống Mỹ George W. Bush.
Trước khi được bổ nhiệm trở thành giám đốc FBI, ông Wray làm việc tại công ty luật King & Spalding, chuyên phụ trách các vụ án liên quan đến vấn đề hành chính, công vụ.
Wray lần đầu tiên gia nhập Bộ Tư pháp Mỹ hồi năm 2001. Ông từng vướng vào vài rắc rối tại bộ này trong suốt thời gian làm việc ở đây.
Năm 2003, Đồi Capitol sục sôi khi các nhà lập pháp biết được chuyện các cố vấn cấp cao cho John Ascroft, bộ trưởng tư pháp Mỹ lúc bấy giờ, thường xuyên thông báo với ông những chi tiết quan trọng về cuộc điều tra ai là người tiết lộ danh tính đặc vụ Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) Valerie Plame. Các thượng nghị sĩ Dân chủ hoài nghi về vai tṛ của Ascroft và ai là người cung cấp tin tức cho ông. Christopher Wray khi đó nằm trong ṿng nghi vấn v́ ông là một quan chức cấp cao thuộc ban h́nh sự, Bộ Tư pháp.
Ông Wary phải điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ song kiên quyết cho rằng bộ trưởng Ashcroft chỉ được cung cấp "các chi tiết cần thiết để hiểu rơ những ǵ đang diễn ra trong cuộc điều tra".
Chưa đầy một năm sau, truyền thông Mỹ đưa tin Wray là một trong các quan chức cấp cao Bộ Tư pháp có ư định nộp đơn từ chức sau khi Nhà Trắng cố gắng thuyết phục ông Ashcroft, lúc đó đang nằm viện, kư vào quyết định mở lại chương tŕnh nghe lén do chính phủ thiết lập mà trước đó Bộ Tư pháp đă tuyên bố bất hợp pháp.
Thời điểm Tổng thống Trump đề cử Wray vào vị trí giám đốc FBI, ông Ashcroft đă lên tiếng ca ngợi cấp dưới một thời của ḿnh.
"Chris Wray là người chính trực và tuân thủ nghiêm pháp quyền", cựu bộ trưởng tư pháp Mỹ cho biết trong một thông báo. "Với kinh ngiệm sâu rộng, đặc biệt đúc kết từ quá tŕnh phục vụ trong đội ngũ chống khủng bố thuộc Bộ Tư pháp kể từ sau vụ 11/9, ông ấy xứng đáng trở thành giám đốc FBI, mang sứ mệnh bảo vệ nước Mỹ".
'Thông minh, nghiêm túc và chuyên nghiệp'
Ông Wray không thề trung thành với Tổng thống Trump. Video: Reuters.
Wray nhận được khá nhiều lời khen từ các đồng nghiệp cũ. Jack Goldsmith, giáo sư tại Trường Luật, Đại học Harvard, miêu tả ông là một "lựa chọn tốt hơn nhiều" so với những ứng viên khác cho vị trí lănh đạo FBI.
"Wray thông minh, nghiêm túc và chuyên nghiệp. Ông ấy không giàu kinh nghiệm bằng hai người tiền nhiệm nhưng lại có kinh nghiệm sâu rộng với luật h́nh sự liên bang và FBI", Goldsmith nhận xét. "Tôi nghĩ việc Tổng thống Trump sa thải ông Comey là một hành động mạo hiểm. Nhưng Wray là một lựa chọn tốt... Lựa chọn tốt hơn nhiều so với những ǵ tôi kỳ vọng ở ông Trump".
Alice Fisher, cộng sự tại công ty luật Latham & Watkins, gọi Wray là một "lựa chọn xuất sắc".
"Chris là một lựa chọn xuất sắc để dẫn dắt FBI bởi ông quan tâm sâu sắc tới thể chế và đă có mối quan hệ gần gũi với FBI", Fishner nhận định. "Quăng thời gian làm việc tại ban h́nh sự, Bộ Tư pháp, đem đến cho ông ấy kinh nghiệm tuyệt vời về an ninh quốc gia, các loại tội phạm cổ cồn trắng cùng nhiều loại tội phạm liên bang khác nhau".
"Ông ấy là một luật sư tuyệt vời, sẽ mang tới khả năng lănh đạo xuất chúng", bà Fishner nói.
"Chris Wray siêu thông minh, là một luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm. Ông ấy sẽ làm tốt tại Bộ Tư pháp và FBI", cựu thứ trưởng tư pháp Mỹ Larry Thompson đánh giá. "Tôi đă cộng tác với Chris nhiều năm và hoàn toàn đặt niềm tin vào ông ấy. Ông ấy đơn giản là không bao giờ phạm lỗi. Chúng ta rất may mắn khi Wray quyết định quay lại với chính phủ".