Thảm kịch ngày 11/9 đến nay khi nhắc lại vẫn c̣n là nỗi đau lớn với toàn dân Mỹ. Vụ khủng bố được tấn công bởi tên trùm Ammar al-Baluchi. Hắn đă bị cảnh sát Mỹ bắt sau 2 năm gây án, và khi đang lên kế hoạch khủng bố tiếp theo.
Chân dung nghi phạm khủng bố Ammar al-Baluchi.
Ammar al-Baluchi (c̣n có tên Abd al-Aziz Ali) là cháu của Khalid Sheikh Mohammed - kẻ chủ mưu của thảm kịch 11/9/2001 tại Mỹ.
Baluchi là một trong những kẻ chuyên lên kế hoạch cho các cuộc tấn công khủng bố của tổ chức al-Qaeda . Hắn bị buộc tội là kẻ đă gửi tiền cho những tên không tặc và lo công tác hậu cần cho chúng ở Mỹ trong vụ khủng bố đẫm máu 11/9.
Vào ngày bị bắt giữ ở Karachi, Pakistan tháng 4/2003, hắn vẫn đang tiếp tục lên kế hoạch cho các tội ác khác. Trong cuộc vây bắt, cảnh sát Pakistan đă tịch thu 150kg thuốc nổ và vật liệu chế tạo bom tại nơi ở của hắn.
Năm 2006, Baluchi bị chuyển về nhà tù ở Vịnh Guantanamo, bắt đầu chuỗi ngày đen tối trong cuộc đời.
Trại giam Guantanamo được thành lập năm 2002 tại căn cứ hải quân Mỹ ở vịnh Guantanamo trên phần lănh thổ chiếm đóng ở Cuba, để giam giữ các nghi phạm khủng bố. Nơi đây khét tiếng về điều kiện giam giữ khắc nghiệt và thủ tục pháp lư không minh bạch, phần lớn tù nhân không qua truy tố, xét xử.
Các tài liệu mật c̣n cho thấy tù nhân bị tra tấn dă man, bị xiềng xích, đánh đập, giam trong pḥng tối, không được ngủ, thậm chí bị ép uống nước tiểu của ḿnh, bị xâm hại t́nh dục…
Baluchi bị giam giữ tại trại số 7 trong nhà tù, gồm những kẻ được liệt vào hàng đặc biệt nguy hiểm. C̣n được gọi là “siêu nhà tù”, đây là trại giam được canh gác cực kỳ nghiêm ngặt, cách ly gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Kể từ khi được mở từ năm 2006 tới nay, mới chỉ có vài người bên ngoài được phép vào trại 7.
James Connell, luật sư bào chữa của Ammar al-Baluchi ví chuyến viếng thăm thân chủ ḿnh vào tháng 8/2013 là “chuyến đi bí mật nhất mọi thời đại”. Được đưa đến Guantanamo trên một chiếc xe quân đội bịt kính đen, Connell là luật sư đầu tiên được gặp thân chủ của ḿnh tại đây, sau khi nhận được thông tin Baluchi không được cung cấp lương thực trong suốt 12 tiếng đồng hồ.
Luật sư Connell đă dành 12 tiếng ở trại 7. “Trên trần nhà có điều ḥa” – đó gần như là điều duy nhất ông tiết lộ về nơi ở của thân chủ ḿnh. Ông Connell cũng “đă ghi chép lại tất cả những ǵ có thể” và hy vọng những tài liệu này sẽ thuyết phục thẩm phán cho Baluchi được giam giữ trong điều kiện tốt hơn. Nhưng tất cả những ǵ được hé lộ chỉ có thế. Câu hỏi Baluchi đang bị đối xử ra sao bên trong trại giam đặc biệt nhất ở nhà tù Guantanamo vẫn tiếp tục được giữ trong bí mật.
Nhà tù Guantanamo khét tiếng về điều kiện giam giữ khắc nghiệt.
Tuy vậy, theo một báo cáo được tiết lộ năm 2014, Ammar al-Baluchi là 1 trong 5 tù nhân có dính líu đến vụ khủng bố 11/9 trong danh sách phải “thẩm vấn nâng cao” và chịu những h́nh thức tra tấn bằng các kỹ thuật khác nhau.
Trong một bức thư gửi cho luật sư vào ngày 6/8/2015, Baluchi đă chính thức hé lộ phần nào cuộc sống của ḿnh trong tù. Theo đó, khi bị giam giữ tại trại 7, hắn thường xuyên phải nghe những âm thanh chát chúa suốt cả ngày như một h́nh thức mà các quản giáo sử dụng để tước đoạt giấc ngủ của tù nhân. Ở đây, phạm nhân cũng không được điều trị y tế tử tế.
"Họ đập đầu tôi vào tường nhiều lần khiến tôi choáng váng", Baluchi viết về vụ tra tấn xảy ra vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6/2003. "Nhưng họ vẫn không tha. Rồi đột nhiên tôi cảm thấy như có một cơn sốc điện trong đầu và không thể nh́n thấy ǵ nữa. Mọi thứ trở nên tối tăm và tôi được đưa ra ngoài”.
"Sau lần tra tấn này, tôi mất ngủ triền miên và luôn gặp ác mộng mỗi khi nhắm mắt lại", Baluchi cho biết.
Nhiều năm trôi qua, dù nhiều tổ chức nhân quyền kêu gọi đóng cửa nhà tù Guantanamo nhưng nó vẫn tồn tại, các tù nhân khác trong đó có Ammar al-Baluchi tiếp tục bị giam giữ vô thời hạn mà không hề được đưa ra xét xử.
Luật sư Connell cho biết việc thuyết phục ṭa án rằng Baluchi cần phải được xét xử công bằng là một trong những việc khó khăn nhất của ông và có lẽ những ngày tháng “không thấy mặt trời” của nghi phạm khủng bố này vẫn chưa đến hồi kết thúc.
VietBF © Sưu Tầm