Mỹ là nước đứng đầu thách thức Trung Quốc trong việc nước này đang xưng chủ quyền ở Biển Đông. Đồng thời Bắc Kinh triển khai tàu tự lặn tự hành để theo dơi mọi biến chuyển dưới Biển Đông. Mỹ th́ đang thách thức những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, hôm 27-7 tuyên bố ông sẵn sàng tiến hành tấn công hạt nhân Trung Quốc vào tuần tới nếu Tổng thống Donald Trump ra lệnh.
Đó là câu trả lời khi ông nhận được câu hỏi mang tính giả thiết từ một học giả tại hội nghị an ninh ở Trường ĐH Quốc gia Úc. "Mỗi thành viên của quân đội Mỹ đều tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp Mỹ, chống lại tất cả kẻ thù trong và ngoài nước, tuân lệnh giới chức và tổng thống Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh của chúng tôi" - ông Swift nhấn mạnh. Người phát ngôn Hạm đội Thái B́nh Dương Charlie Brown sau đó giải thích thêm câu trả lời của ông Swift chỉ nhằm tái khẳng định nguyên tắc kiểm soát dân sự đối với quân đội Mỹ.
Hội nghị tại TP Canberra nói trên diễn ra sau một cuộc tập trận chung Mỹ - Úc ở ngoài khơi miền Đông Bắc Úc, với sự tham gia của 36 tàu chiến, bao gồm tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan, 220 máy bay và 33.000 quân nhân. Theo AP, một tàu Trung Quốc đă đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của Úc để thu thập thông tin t́nh báo về cuộc tập trận này.
Đô đốc Swift tiết lộ Bắc Kinh từng phái một tàu t́nh báo đi vào vùng đặc quyền kinh tế quanh bang Hawaii trong cuộc tập trận hải quân đa quốc gia hồi năm 2014. Ông Swift cho biết theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), tàu Trung Quốc có quyền đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ v́ những mục đích quân sự. Vấn đề là Bắc Kinh lại không chấp nhận Washington có sự tiếp cận tương tự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của ḿnh.
Trung Quốc thử nghiệm tàu lặn tự hành được trang bị công nghệ truyền dữ liệu theo thời gian thực.Ảnh: SCMP
Phàn nàn của ông Swift được đưa ra giữa lúc có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Ông Sebastian Gorka, Phó trợ lư của Tổng thống Donald Trump, hôm 26-7 khẳng định Washington sẽ đương đầu với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.
Trước đó vài ngày, có thông tin ông chủ Nhà Trắng đă tán thành kế hoạch cho phép Hải quân Mỹ tự do hơn trong việc tiến hành chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tại biển Đông - một động thái có thể khiến quan hệ giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới thêm căng thẳng.
Dù vậy, tàu hải quân Mỹ có thể gặp khó sau khi Trung Quốc triển khai 12 tàu lặn tự hành được trang bị công nghệ truyền dữ liệu theo thời gian thực tại biển Đông (địa điểm không được tiết lộ) trong tháng này. Tân Hoa Xă dẫn thông tin từ Viện Khoa học Trung Quốc cho biết số tàu lặn tự hành nói trên sẽ thử nghiệm trong ṿng 1 tháng, thu thập dữ liệu về nhiệt độ, lượng ôxy, độ mặn, tốc độ và hướng của ḍng chảy… Những dữ liệu này lập tức được truyền về một pḥng thí nghiệm trên đất liền theo thời gian thực.
Dù Trung Quốc nói cuộc thử nghiệm trên mang tính khoa học nhưng tờ South China Morning Post đánh giá đây là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm cải thiện năng lực thu thập dữ liệu dưới biển sâu để phục vụ hoạt động của đội tàu ngầm. Một số chuyên gia cho rằng nếu thành công, cuộc thử nghiệm sẽ là một bước đột phá v́ ngay cả tàu lặn tự hành của Mỹ cũng chưa có được khả năng truyền dữ liệu theo thời gian thực.
Ông Yin Jingwei, chuyên gia tại Trường ĐH Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc), nhận định phương tiện của Mỹ hiện chỉ có thể truyền dữ liệu cho tàu mẹ hoặc vệ tinh sau khi trồi lên mặt nước. Theo ông Yin, điều này khiến hoạt động truyền dữ liệu không liên tục, từ đó có thể ảnh hưởng đến một chiến dịch quân sự, chẳng hạn như khi theo dơi tàu ngầm.
Ngoài ra, tạp chí Newsweek nhận định tàu lặn tự hành sẽ giúp Bắc Kinh có thêm tai mắt dưới biển Đông, chẳng hạn có thể được sử dụng để theo dơi, truyền dữ liệu về vị trí tàu ngầm Mỹ.
VietBF © sưu tập