Hôm qua 24/7, trong cuộc nói chuyện với các phóng viên tại Bangkok, bất ngờ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói rằng muốn “duy tŕ sự ổn định ở Biển Đông, tuân thủ các điều khoản đă được nhất trí về Tuyên bố Ứng xử và Quy tắc Ứng xử trong tương lai gần”. Liệu lời nói lần này có đáng tin?
Vào tháng 5, Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đă thống nhất khuôn khổ dự thảo bộ quy tắc ứng xử (COC) về Biển Đông. Sự tham gia của Bắc Kinh vào việc hoàn thiện COC làm dấy lên hy vọng về khả năng giải quyết tranh chấp, nhưng những người tham gia vào việc phác thảo các điều khoản vẫn có những mối lo ngại về sự chân thành của Trung Quốc, theo Reuters.
“Một số người trong chúng tôi ở ASEAN cho rằng đây chỉ là một phương cách ‘câu giờ’ của Trung Quốc”, theo một nhà ngoại giao cấp cao quen thuộc với các cuộc đàm phán.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, vùng biển giàu năng lượng với khoảng 5 ngh́n tỷ USD giá trị hàng hóa lưu chuyển qua lại mỗi năm. Các bên khác có tuyên bố chủ quyền tại khu vực là Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Thái Lan không phải là một bên tranh chấp tại Biển Đông và vẫn giữ lập trường trung lập về chủ đề này.
Chuyến thăm của ông Vương tới Bangkok diễn ra trước một cuộc họp của các nước Đông Nam Á ở Manila, Philippines vào tháng tới.
Không lâu sau khi nhậm chức năm ngoái, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đă lựa chọn lập trường mềm mỏng về Biển Đông để đổi lại mối quan hệ thân cận hơn với Trung Quốc. Một số quốc gia trong khu vực đă thất vọng khi ông Duterte loại bỏ phán quyết về Biển Đông khỏi chương tŕnh nghị sự của hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2017 được tổ chức tại Manila vào tháng 4.
Therealtz © VietBFTherealtz © VietBF