Các nhà khoa học vẫn không thể giải thích được về chiếc bình cổ có niên đại 600 triệu năm tuổi trong đá trầm tích. Chiếc bình này được phát hiện vào năm 1851và cho đến nay vẫn làm đau đầu giới khoa học. Ai có thể tạo được ra nó?
Trên khắp thế giới người ta đã tìm thấy vô số hiện vật đáng kinh ngạc không ăn khớp với biểu đồ niên đại địa chất và dòng lịch sử chính thống được chấp nhận rộng rãi hiện nay.
Liệu có khả năng phương thức tư duy hiện đại đã xuất hiện sớm hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ?
Ngày 7/6/1851, một bài báo rất thú vị xuất hiện trên tạp chí khoa học nổi tiếng của Mỹ là Scientific American.
Bài báo miêu tả việc phát hiện một vật thể trông giống bình hoa bằng bạc kẽm, được dát bạc nguyên chất trên họa tiết dây leo. Vật thể nằm ấn sâu khoảng 4,5 m vào khối đá trầm tích cứng. Tuổi thọ bình hoa này, được ước tính dựa trên khối đá bọc bên ngoài, lên đến nhiều triệu năm.
Toàn văn bài báo miêu tả phát hiện thú vị trên tạp chí Scientific American:
Khám phá ấn tượng này, hiện được biết đến với cái tên bình hoa Dorchester, cho thấy người cổ đại không phải là một loài sinh vật nửa người, nửa vượn cư trú bên trong hang động tối tăm, khoác lên mình bộ lông thú, và thiếu hụt khả năng giao tiếp hoàn chỉnh.
Phải chăng người cổ đại tiên tiến hơn nhiều so với nhìn nhận của nhiều nhà khoa học hiện đại và liệu vật thể kỳ lạ này chỉ vô tình gắn sâu vào khối đá kia?
Bài báo trên tờ Scientific American, với tiêu đề “A relic of a by-gone age (tạm dịch: Di vật của một thời đã qua)”, có ghi:
“Một vài ngày trước người ta tiến hành nổ mìn phá đá tại Đồi Meeting House ở Dorchester, một vài sào về phía nam lễ đường của Đức Cha Hall.
Vụ nổ làm văng ra tứ phía một lượng lớn đất đá, một số khối đá lớn nặng đến vài tấn bên cạnh các mảnh đá nhỏ rời rạc.
Trong số chúng người ta tìm thấy hai mảnh tách rời của một chiếc bình kim loại, có lẽ bị vỡ do sức công phá của vụ nổ.
Khi ghép hai mảnh lại với nhau sẽ tạo thành một chiếc bình hình chuông, có chiều cao 11,43 cm, độ rộng mặt đáy 16,51 cm, độ rộng mặt đỉnh 6,35 cm, và độ dày khoảng 2 cm.
Thân chiếc bình có màu giống kẽm hay một loại hợp kim đồng đúc, trong thành phần có một lượng lớn bạc.
Ở mặt bên trang trí 6 họa tiết bông hoa hay bó hoa được dát một lớp bạc nguyên chất rất đẹp, còn xung quanh phần dưới bình là họa tiết dây leo hay vòng hoa (lá), cũng được dát bạc.
Chiếc bình hoa được nói đến:
Để so sánh: Bức hình bên dưới là một hiện vật khá giống chiếc bình Dorchester, được phát hiện trong đống tàn tích ngầm dưới nước ở Dwarka, Ấn Độ.
Một cái bình đồng được khai quật tại Dwarka, Ấn Độ.
Công đoạn chạm khắc và dát bạc chắc chắn được thực hiện bởi những người thợ khéo tay.
Chiếc bình thú vị vô danh này được bắn ra từ một tảng đá cát kết đóng bánh (pudding stone) cứng, nằm 4,5 m dưới bề mặt.
Chiếc bình hiện thuộc sở hữu của ông John Kettell. Tiến sĩ J.V.C.Smith từng đi sang bờ đông nước Mỹ để xem xét hàng trăm dụng cụ gia đình có hình dáng dị thường và chụp ảnh chúng, nhưng chưa từng thấy bất cứ thứ nào như vậy. Ông đã chụp ảnh và ghi lại các thông số chính xác của chiếc bình để đưa ra cộng đồng khoa học.
Không có nghi ngờ gì về việc vật thể này đã được bắn ra từ một tảng đá, như kết luận bên trên; nhưng liệu Giáo sư Agassiz hay những nhà khoa học khác có thể nói cho chúng ta biết làm cách nào nó xuất hiện bên trong tảng đá này? Đây là một vấn đề cần phải tiến hành điều tra, do không có dấu hiệu của sự lừa gạt trong trường hợp này”.
Chưa rõ điều gì xảy ra với chiếc bình sau đó. Vật thể này được lưu trữ trong một trường Đại học, được đánh dấu “unknown (chưa xác định)”.
Vậy, nguồn gốc và danh tính thực sự của vật thể được phát hiện vào năm 1851 này là gì? Một vật thể mang đầy tính nghệ thuật như vậy đã được chôn sâu vào bên trong khối đá vôi như thế nào?
Theo giới khoa học chính thống, vật thể này không phải là một cái bình. Nó không phải được tạo ra bởi một nền văn minh cổ đại bị thất lạc. Các nhà khảo cổ xác định đây là một hiện vật lịch sử có thể xác định được, cụ thể là một chân nến theo phong cách thời Victoria.
Tuy nhiên, cũng có những người có một cách nhìn khác. Theo Michael Cremo, tác giả cuốn sách bán chạy số một Forbidden Archaeology (Lĩnh vực bị cấm trong ngành khảo cổ học) – chiếc bình kim loại được phát hiện ở Dorchester là bằng chứng cho thấy “sự hiện diện của những tay thợ biết chế tác đồ kim loại mang đầy tính nghệ thuật ở Bắc Mỹ vào hơn 600 triệu năm trước”.
Therealtz © VietBF