Một tướng quân đội, nhiều sỹ quan cảnh sát và các chính trị gia địa phương nằm trong số hàng chục bị cáo bị xét xử v́ buôn bán người ở Thái Lan.Nhân vật chính phủ cao cấp nhất là Trung tướng Manas Kongpan.Toà mới đây chính thức tuyên án.
Trung tướng Thái Lan, Manas Kongpan (giữa) năm 2015. (Ảnh: AFP PHOTO / NICOLAS ASFOURI)
Thứ Tư (ngày 19/7), ṭa án Thái Lan đă xét xử các bị cáo người Thái Lan và Myanmar v́ các tội danh liên quan đến buôn bán nô lệ hiện đại. Nhiều người bị án tù hàng chục năm v́ phạm tội hoặc đồng lơa buôn bán người di cư đến từ Bangladesh và Rohingya (Myanmar), theo báo Star.
Trong số 62 người bị kết án hôm 19/7, nhân vật chính phủ cao cấp nhất là Trung tướng Manas Kongpan. Ông này bị án tù 27 năm v́ nhiều tội danh buôn bán người.
Một thẩm phán của Ṭa H́nh sự Bangkok nói vị tướng này cũng phạm tội đồng lơa trong một mạng lưới “tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia” và “làm việc với những người khác để thúc đẩy buôn bán người”. Đây là lần rất hiếm hoi một quan chức quân đội cấp cao ở Thái Lan bị kết án.
Những kẻ khác thậm chí bị phạt tù nặng hơn. Một người Myanmar, chuyên quản lư các trại giam trong rừng, bị kết án 94 năm tù. Ít nhất 17 người khác bị tù hơn 70 năm.
Một số bị cáo chính trong đường dây buôn người. (Ảnh: The Star)
Từ tháng 5/2015, chính phủ Thái Lan có đợt tấn công vào mạng lưới các quan chức tham nhũng và băng đảng, từng đưa hàng triệu người di cư khốn khó qua khu vực miền nam Thái Lan và vào Malaysia. Nhiều người di cư bị giam giữ trong rừng để lấy tiền chuộc.
Những kẻ buôn người bỏ những nạn nhân trong các lán trại ở rừng khiến hàng trăm người chết đói và bệnh tật. Nhiều nạn nhân cũng thiệt mạng trên những con thuyền quá tải lênh đênh giữa biển Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Năm 2015, cảnh sát phát hiện 36 thi thể nạn nhân bị chôn ở một lán trại trong rừng miền nam Thái Lan, nơi chuyên giữ những người di cư chờ đưa qua biên giới vào Malaysia.
Người Rohingya là người Hồi giáo nhóm dân tộc thiểu số sống tại bang Rakhine của Myanmar. Những người Rohingya được xét “không quốc tịch”, chính phủ Myanmar đă từ chối công nhận là một trong những dân tộc trong đất nước.
V́ những lư do này, người Rohingya không có sự bảo hộ hợp pháp và chỉ được coi là những người tị nạn từ Bangladesh và phải đối mặt với sự thù địch từ nước này. Để thoát khỏi t́nh trạng thảm khốc từ Myanmar, người Rohingya đă cố gắng di cư bất hợp pháp đến các nước Đông Nam Á, cầu xin sự hỗ trợ nhân đạo từ các nước.