Sau khi một người ngừng thở, tim ngừng đập th́ coi như người đó đă từ giă cơi đời, mọi hoạt động sống chấm dứt. Tuy nhiên sau khi người chết được đặt trong quan tài th́ vẫn có những hiện tượng xảy ra như người c̣n sống khiến mọi người hoảng sợ. Hiện tượng đó là ǵ?
Theo các chuyên gia pháp y, những người thường xuyên phải tiếp xúc với cơ thể con người sau khi chết, cơ thể chúng ta vẫn tiếp tục biến đổi sau khi ngừng thở. Dưới đây là 5 điều sẽ khiến bạn bất ngờ.
1. Cương cứng
Khi bạn chết, máu vẫn lưu thông tới dương vật và gây hiện tượng cương cứng. Nhà nghiên cứu pháp y Judy Melinek khẳng định điều này trong cuốn sách khoa học của ḿnh. Tuy nhiên, trường hợp này không xảy ra thường xuyên.
Tiến sĩ Melinek nói: “Đôi khi chúng ta sẽ phát hiện ra tinh dịch ở gần dương vật từ xác chết. Tuy nhiên, đây không thể coi là hiện tượng xuất tinh. Thực chất đó là quá tŕnh ṛ rỉ thụ động từ tuyến tiền liệt“.
2. Đánh rắm qua miệng
Điều này là hoàn toàn hợp lư, các tế bào miễn dịch sẽ ngừng hoạt động sau khi bạn chết. Sau đó vài ngày, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi từ đường ruột, hệ hô hấp và xâm nhập dần vào máu. Quá tŕnh này được gọi là phân hủy.
Mùi hôi thối trong dạ dày sẽ ợ lên qua đường miệng hoặc mông nếu như ai đó di chuyển thi thể hoặc có tác động mạnh.
3. Co giật
Bạn đă từng nghe về những tin đồn người chết vẫn cử động, điều này là hoàn toàn có thể xảy ra. Tiến sĩ Carter cho biết, cơ thể sẽ chuyển động đột ngột ngay cả khi bạn đă chết.
Hiện tượng này được gọi là co giật, phản xạ tự nhiên của cơ thể. Thi thể dễ bị co giật trong trường hợp đă tử vong nhưng năo bộ chưa chết hẳn. Tiến sĩ Carter nói thêm: “Khi bạn bị tổn thương vùng đầu, nhưng vết thương đó chưa đủ để làm chết năo bộ hoàn toàn. Cơ thể sẽ xảy ra co giật trong quá tŕnh tử vong”.
4. Rên rỉ
Trong quá tŕnh cấp cứu, các bác sĩ sẽ bơm không khí vào phổi và dạ dày của bệnh nhân. Tiến sĩ Melinek cho biết: “Sau khi bạn chết, luồng khí này sẽ thoát ra khi có lực tác động vào thi thể. Không khí đó đi qua thanh âm và gây ra tiếng rên rỉ đáng sợ“.
5. Cơ thể chuyển sang màu tím
Sau khi chết, gương mặt sẽ nhợt nhạt dần. Tuy nhiên, cơ thể bên dưới sẽ chuyển dần sang màu tím. Theo bác sĩ Joye M. Carter, chuyên gia về bệnh lư học tại Đại học Indiana, khi trái tim ngừng đập tức là quá tŕnh bơm máu sẽ không diễn ra, các mạch máu sẽ chuyển máu khiến cơ thể thâm tím dần dần.
Đâu là ranh giới giữa sự sống và cái chết?
Chết lâm sàng là một trong những hiện tượng khó giải thích nhất trong y học hiện đại. Đó là sự “ra đi” nhưng lại bị níu kéo “trở về”, hay đơn giản là khoa học chưa xác định được đúng ranh giới giữa c̣n sống và đă chết? Giáo sư Rant Bagdasarov, Bệnh viện Thành phố Matxcơva, đă dành 29 năm để nghiên cứu hiện tượng này. Cuối cùng, ông rút ra những kết luận trái hẳn với các nhà khoa học khác.
Bagdasarov nói: “Sai lầm của tất cả các nhà nghiên cứu là họ đă tra hỏi người bệnh ngay khi tỉnh lại sau cái chết lâm sàng. Anh ta phải trả lời những câu hỏi theo mẫu định trước, trong khi c̣n chưa kịp tỉnh táo để hiểu ǵ đă xảy ra". Kết quả là họ thu được một bản dịch những cảm giác của người bệnh trong quá tŕnh tỉnh lại, được diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường với các đường ống, ánh sáng chói loà,… tức là y hệt như trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, những bệnh nhân vô thần lại không thấy ǵ cả, thậm chí không nhớ nổi điều ǵ đă xảy ra khi chết lâm sàng. Bagdasarovnhận xét: "Như thế là đă rơ: Khi hồi tỉnh, năo bộ rà soát nhanh lại toàn bộ bộ nhớ, v́ vậy những ǵ bệnh nhân kể cho các nhà khoa học chỉ là điều đă được ghi nhận trong năo bộ của họ từ trước, không hơn không kém”.
“Chúng tôi đă từng nghiên cứu hơn 20 bệnh nhân ngoan đạo tỉnh lại sau khi bị ngất. Họ cũng kể về những cảm giác nhẹ hẫng, về đường ống, ánh sáng chói ḷa, thân nhân, thiên thần,… mặc dù rơ ràng người bị ngất chưa thể ở ranh giới của sự sống và cái chết, cũng như không thể thấy được thế giới bên kia. Điều đó khẳng định thêm quan điểm về sự rà soát nhanh bộ nhớ trong quá tŕnh bệnh nhân tỉnh lại, dù bị ngất hay chết lâm sàng. Kết luận này khiến chúng tôi phải đặt lại câu hỏi: Vậy bản chất của chết lâm sàng là ǵ? Ranh giới giữa sự sống và cái chết như hiện nay chúng ta vẫn tin tưởng đă chuẩn xác chưa?…”, Bagdasarov nói.
VietBF © sưu tập