Khác với các nước khác, Nga tỏ ra khá b́nh thản trước tên lửa Triều Tiên.
Nga: Cứu cánh của Triều Tiên?
Ngày 4/7 có lẽ là ngày tồi tệ nhất với chính sách kiềm chế Triều Tiên của Mỹ. B́nh Nhưỡng đă phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa và đúng ngày Quốc khánh Mỹ.
Không chỉ hợp tác với Trung Quốc, chính quyền Trump cũng đă có những nỗ lực để tham gia với Nga trong việc t́m kiếm một giải pháp về vấn đề này.
Mỹ đă mời chào Nga hợp tác sau vụ Triều Tiên phóng tên lửa rơi xuống vùng biển gần cảng Vladivostok.
Sau khi một tên lửa của Triều Tiên rơi xuống vùng biển ngoài khơi gần cảng Vladivostok hồi tháng 5, Nhà Trắng đă đưa ra một tuyên bố mời gọi: “Tầm ảnh hưởng tên lửa đến rất gần với biên giới Nga – mà trên thực tế, c̣n đe dọa Nga hơn cả so với Nhật Bản – Tổng thống có thể thấy rằng Nga sẽ không vui v́ điều này”.
Mặc dù vậy, Nga dường như sẽ không hứng thú trước lời mời chào hợp tác đến từ Mỹ.
Theo b́nh luận viên Chris Miller từ tờ Foreign Policy, Moscow không hề quá lo lắng về chương tŕnh tên lửa của Triều Tiên, mặc dù họ muốn nh́n thấy một bán đảo Triều Tiên không c̣n hạt nhân.
Nga tin rằng, giải pháp duy nhất để thuyết phục Triều Tiên là đi đến cuộc đàm phán với B́nh Nhưỡng. Theo đó, kết quả của nó vẫn bảo đảm sự vẹn toàn của chính quyền Kim Jong - un.
Theo các chuyên gia phân tích, Moscow cầm chừng trong việc phản ứng với chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên. Mặt khác Nga cũng cảnh giác với các biện pháp trừng phạt và kiên quyết phản đối ư định thay đổi chế độ ở Triều Tiên. Điều này khiến Nga mâu thuẫn với ư đồ của Mỹ.
Một lư do mà Nga thích chính sách ḥa giải hơn đối với B́nh Nhưỡng là những lợi ích có thể mang lại trong mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Trong cùng một tuần mà B́nh Nhưỡng phóng tên lửa về hướng Vladivostok, Triều Tiên cũng triển khai dịch vụ phà mới đến thành phố cảng của Nga.
Hai nước cũng có quan hệ thương mại với các sản phẩm như than và dầu, mà rơ ràng năng lượng là nguồn nhập khẩu không thể thiếu đối với quốc gia vốn bị cô lập như Triều Tiên.
Các số liệu thống kê cũng chỉ rơ, có rất nhiều sinh viên Triều Tiên học tập tại Nga. Bên cạnh đó là hàng ngh́n lao động sinh sống ở vùng Viễn Đông.
Dù quan hệ kinh tế hiện nay c̣n hạn chế, một số chuyên gia hy vọng rằng, thương mại với Triều Tiên có thể phát triển nếu lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ và B́nh Nhưỡng quyết định mở cửa với thế giới.
Lư do của Moscow
Góc nh́n của Điện Kremlin với hành vi của B́nh Nhưỡng cũng rất khác so với Washington và các đồng minh của họ. Lư do chính mà Nga thông qua một lập trường ḥa giải đối với Triều Tiên là do Nga có một tầm nh́n xa và lạc quan hơn so với Mỹ khi đánh giá quốc gia nhỏ bé nằm cạnh biên giới.
“Điện Kremlin tin rằng, Triều Tiên là quốc gia khá khác biệt, nhưng sự tồn tại của nó về cơ bản là hợp lư”, Chris Miller nêu quan điểm.
Chính phủ của ông Kim Jong-un có vũ khí hạt nhân, nhưng nhà lănh đạo Triều Tiên cũng hiểu rằng, việc phát động tấn công sẽ dẫn đến hậu quả họ phải dính đ̣n trả đũa đẫm máu đến từ Mỹ, mà có khả năng đất nước bị hủy diệt.
Theo quan điểm của Nga, logic của sự “ăn miếng trả miếng” và hậu quả khôn lường sẽ đảm bảo cho vũ khí hạt nhân của cả Triều Tiền và Mỹ sẽ không bao giờ được sử dụng giống những ǵ diễn ra dưới thời Chiến tranh Lạnh.
Do đó, nhiều nhà phân tích Nga tranh luận, chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên thực tế sẽ giúp ổn định t́nh h́nh, bằng cách tăng sự tự tin về an ninh của B́nh Nhưỡng cũng như ngăn Mỹ tung một đ̣n tấn công phủ đầu trước.
Chính phủ Nga có lư do để có lập trường khác với Washington về vấn đề Triều Tiên. Giống như Bắc Kinh, Moscow không quan tâm đến việc thay đổi chính quyền ở B́nh Nhưỡng, cũng như chỉ trích việc triển khai pḥng thủ tên lửa ở Hàn Quốc.
Dường như chừng nào Washington c̣n tập trung vào khu vực Đông Á, sự phản đối của Moscow sẽ c̣n hiện diện.
Nga cho rằng mối đe dọa của một cuộc tấn công quân sự của Mỹ với Triều Tiên c̣n nguy hiểm hơn bất cứ hành vi thử tên lửa nào của quốc gia này.
Triều Tiên đă chứng minh, họ có thể đứng vững qua những nạn đói hàng loạt trong lịch sử và sự tàn phá kinh tế. Do đó, các nhà phân tích Nga đặt câu hỏi về tính khả thi đối với các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ liệu có khiến quốc gia này từ bỏ hạt nhân?
Chuyên gia Chris Miller phân tích, nếu Washington tiết chế mục tiêu của ḿnh ở bán đảo Triều Tiên, chấp nhận chương tŕnh hạt nhân của B́nh Nhưỡng và cung cấp sự ổn định đảm bảo cho chính quyền hiện tại, Moscow có thể tham gia vào nỗ lực kêu gọi họ dừng lại các cuộc thử nghiệm vũ khí và phát triển tên lửa.
Có vẻ như chừng nào Washington c̣n khẳng định rằng một giải pháp quân sự hoặc thay đổi chính quyền vẫn c̣n nằm được cân nhắc, Điện Kremlin sẽ tiếp tục lời phàn nàn của ḿnh, nhưng không phải với ông Kim Jong-un mà là với nhà lănh đạo Mỹ Donald Trump.
VietBF © Sưu tập