Ở Trung Quốc có một phiên chợ mai mối đông đức người. Cha mẹ "tiếp thị" con trai và con gái độc thân của ḿnh. Một người chồng lư tưởng được cho là phải có nhà ở Bắc Kinh, sở hữu ôtô hạng trung và thu nhập mỗi tháng khoảng 50.000 tệ.
Con người được coi là vô giá nhưng riêng với “thị trường” mai mối ở thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc th́ ai cũng có thể được định giá rơ ràng, theo SCMP.
Cứ mỗi cuối tuần, các phụ huynh lại t́m đến công viên Trung Sơn, gần Tử Cấm Thành để “tiếp thị” cho con trai, con gái c̣n độc thân của ḿnh. Họ đặt trước mặt các chứng từ liên quan đến hộ khẩu, tŕnh độ học vấn, mức thu nhập, tài sản… của con ḿnh đồng thời viết ra những tiêu chí họ mong muốn ở con dâu, con rể tương lai.
Theo tạp chí Phoenix, việc chứng minh tài sản, khả năng tài chính giống như quy tắc bất thành văn tại “phiên chợ”. Một người chồng lư tưởng được cho là phải có hộ khẩu tại Bắc Kinh với một căn hộ nằm ở khu trung tâm, xe hơi hạng trung, bằng cấp cao và lương tháng đạt ít nhất 50 ngh́n tệ (khoảng 167 triệu đồng). Tại “chợ mai mối” ở công viên Trung Sơn, một người đàn ông được định giá trong khoảng 5,61 triệu tệ đến 13,29 triệu tệ (18,7 đến 44,5 tỷ đồng).
Để xứng đáng với giá trị của người đàn ông, các cô vợ cũng phải đạt được các tiêu chí như có ngoại h́nh thu hút, sinh ra ở Bắc Kinh, sở hữu bất động sản ở quận Đông Thành hay Tây Thành, có ôtô từ hạng trung trở lên, lương tháng khoảng 20 ngh́n tệ cùng học vị thấp nhất là mức cử nhân.
Việc có nhà ở Bắc Kinh là điều kiện khá quan trọng, bởi ngay cả khi một người đàn ông không có xe hơi và lương chỉ ở mức 5 ngh́n tệ một tháng th́ anh ta vẫn có hy vọng kiếm được vợ nếu sở hữu căn hộ gần thủ đô. Những người đàn ông này thường được định giá ở mức 830 ngh́n tệ đến 3,8 triệu tệ, ngang với một phụ nữ thành công trong sự nghiệp sở hữu căn hộ ở Bắc Kinh cùng một xe hơi và có mức lương tháng vào khoảng 50 ngh́n tệ.
Những người không có nhà ở Bắc Kinh, sống ở các vùng lân cận hoặc phụ nữ sinh vào năm Mùi thường không được đánh giá cao tại "phiên chợ".
Các bậc phụ huynh đôi khi cũng “xem xét” cả những người sinh ra ở tỉnh lẻ. Họ cân nhắc về ngôn ngữ địa phương, lối sống và nghĩa vụ về thăm quê vào những ngày lễ tết. Bên cạnh đó, một số người ở tỉnh lẻ lại cố gắng t́m vận may cho con ḿnh bằng cách kiếm một người có hộ khẩu ở Bắc Kinh. Có những người đàn ông sẵn sàng chấp nhận t́m hiểu phụ nữ mắc khiếm khuyết nếu như cô ấy đă có nhà tại thủ đô.
Tuy nhiên, theo Beijing Evening News, loại h́nh mai mối này hiếm khi đem lại thành công. Một cặp vợ chồng già trả lời phỏng vấn tờ báo này cho biết con gái ông không chịu gặp chàng trai mà ông bà chọn được từ “phiên chợ”.