Chiến dịch tranh cử của ông Trump luôn ồn ào với những câu nói gây sốc và đặc biệt là cuộc tranh căi xung quanh mối liên hệ với Nga.
CIA cũng từng kết luận Moscow đă ít nhiều can thiệp vào cuộc bầu cử trong năm 2016. CIA cáo buộc tin tặc Nga đă đánh cắp các thông tin gây hại cho bà Clinton rồi chuyển đến WikiLeaks tung ra nhằm làm suy yếu vị thế của vị ứng viên số 1 lúc đó.
Các ủy ban của Quốc hội được thành lập để điều tra vấn đề này và hồi tháng 3, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey khẳng định họ có cuộc điều tra riêng. Tổng thống Trump quyết định sa thải ông Comey vào ngày 9-5 với lý do ông mở cuộc điều tra về “mối liên hệ giữa ông Trump với Nga”. Động thái này gây sốc chính trường Mỹ và thúc đẩy các cáo buộc về việc ông chủ Nhà Trắng muốn che đậy vấn đề này.
Tuy nhiên, FBI vẫn không dừng việc điều tra. Ngày 18-5, Bộ Tư pháp bổ nhiệm cựu giám đốc FBI Robert Mueller làm cố vấn đặc biệt để xem xét vấn đề này. Ông Mueller không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về cuộc điều tra nhưng các phương tiện truyền thông Mỹ cho biết, ông đang điều tra Tổng thống Trump về cáo buộc cản trở công lý, cả trong vụ sa thải ông Comey và việc liệu ông Trump có cố gắng can thiệp để chấm dứt cuộc điều tra nhằm vào cố vấn an ninh quốc gia bị sa thải Michael Flynn.
Ông Flynn từ chức hồi tháng 2 sau khi lộ thông tin bí mật về cuộc gặp giữa ông với Sergei Kislyak, Đại sứ Nga tại Washington. Tổng thống Trump nhiều lần phủ nhận các cáo buộc thông đồng với Nga, gọi đây là “cuộc săn phù thủy lớn nhất lịch sử chính trị”.
Trong ảnh: Tổng thống Trump hội đàm với người đồng cấp Nga Putin
bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 hồi tuần trước. Ảnh: AP
Những dấu hiệu cảnh báo sớm
Trở lại tháng 5-2016, các báo cáo đầu tiên cho thấy, tin tặc nhắm mục tiêu vào đảng Dân chủ. Trong 2 tháng tới, các báo cáo cho biết, các cơ quan tình báo Mỹ theo dấu các vụ tấn công của tin tặc Nga.
Vào tháng 7, vào đêm trước khi diễn ra Đại hội đảng Dân chủ, WikiLeaks công bố 20.000 email nội bộ của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) vốn đã bị các tin tặc đánh cắp. Các quan chức tình báo Mỹ cho biết, họ tin rằng, Nga đứng sau chiến dịch này, nhưng đội ngũ chiến dịch tranh cử của ông Trump đã công khai bác bỏ những cáo buộc này. Thay vào đó, tại một cuộc họp báo, ông Trump gây ra sự phẫn nộ bằng cách mời các tin tặc Nga nhắm mục tiêu vào máy chủ email cá nhân gây tranh cãi của bà Hillary Clinton. “Các tin tặc Nga, nếu các bạn đang nghe, tôi hy vọng các bạn có thể tìm thấy 30.000 email bị mất của bà Hillary Clinton”, ông Trump nói.
Hệ quả đầu tiên
Cũng trong thời gian vụ tai tiếng về tin tặc Nga bùng nổ, ông Paul Manafort, Giám đốc tranh cử của ông Trump bị cáo buộc nhận hàng triệu USD từ một đảng thân Nga cầm quyền ở Ukraine trước đây.
Trong khi ông Manafort đang điều hành chiến dịch, đảng Cộng hòa thay đổi tuyên ngôn về cuộc xung đột ở Ukraine, loại bỏ tình cảm chống Nga. Ông Manafort, người phủ nhận các cáo buộc nhưng đã từ chức hồi tháng 8-2016, hiện vẫn đang bị FBI điều tra. Giống như ông Flynn, ông Manafort, một nhà hoạt động chính trị với kinh nghiệm hơn 40 năm, xử lý các vụ hỗn loạn và tranh cãi xung quanh ông Trump, nhưng cuối cùng lại rơi vào tình trạng đó.
Những thông tin tình báo
Vào tháng 10-2016, cộng đồng tình báo Mỹ ra tuyên bố nhất trí chính thức cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công nhằm vào hệ thống mạng của DNC.
Ông Trump tiếp tục lập luận chống lại những cáo buộc này, tuyên bố trong một cuộc tranh luận tổng thống rằng: “Có thể là Nga, nhưng cũng có thể là Trung Quốc, cũng có thể là rất nhiều nước khác...”. Cùng lúc đó, các cơ quan tình báo công bố báo cáo của họ, bản ghi âm về những nhận xét không hay của ông Trump về phụ nữ từ năm 2005. Một giờ sau, WikiLeaks bắt đầu “bán phá giá” hàng ngàn email bị lộ của bà Hillary Clinton. Ông Trump tiếp tục bác bỏ việc Nga đứng đằng sau vụ tấn công mới nhất này.
“Tôi biết ông Putin rất thông minh”
Vào tháng 12-2016, FBI và Bộ An ninh Nội địa công bố báo cáo về kết quả tình báo của Mỹ về mối liên hệ của Nga với vụ tin tặc nhằm vào đảng Dân chủ.
Đáp lại, Tổng thống Barack Obama trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow. Thế giới đang chờ đợi phản ứng của Tổng thống Vladimir Putin nhưng ông đã chọn cách không trả đũa. Ông Trump, lúc đó là Tổng thống đắc cử, đứng về phía Tổng thống Nga, và viết trên Twitter: “Sự trì hoãn vĩ đại của ông Putin - Tôi luôn biết ông ấy rất thông minh!”. Quyết định của ông chủ Điện Kremlin gây nhiều tranh cãi khi nhiều người xem đây là hành động thông minh nhưng kéo theo đó nhiều nghi ngờ. Các quan chức tình báo Mỹ cho rằng, Nga chắc chắn nghĩ rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ chấm dứt khi ông Trump lên nắm quyền thay ông Obama.
Cũng trong tháng đó, Tổng thống Trump chọn ông Rex Tillerson làm ứng viên cho chiếc ghế ngoại trưởng, được cho là công việc quan trọng nhất trong nội các mới của vị tỷ phú làm chính trị này. Trở ngại lớn nhất cho ông Tillerson là gì? Đó là mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Nga. Là giám đốc điều hành của Cty dầu khí ExxonMobil, ông Tillerson có quan hệ cá nhân thân thiết với giới lãnh đạo Nga, khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu ông có phù hợp để làm người đứng đầu ngành ngoại giao của Mỹ hay không.
Nhưng ngày 2-2, ông Tillerson đã tuyên thệ nhậm chức với vai trò là Ngoại trưởng Mỹ cho đến nay.
Bằng chứng chống lại ông Flynn...
Vào tháng 2, vụ bê bối liên quan đến Nga bùng nổ, vài tháng sau những cáo buộc của các quan chức tình báo Mỹ.
Các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin, ông Flynn - Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump - thảo luận về khả năng đưa các biện pháp trừng phạt của chính quyền Tổng thống Obama lúc đó nhằm vào Moscow - với đại sứ Nga Sergei Kislyak trước khi ông Trump lên nắm quyền. Việc thảo luận như thế này là không hợp pháp.
Ông Flynn, người đã xuất hiện thường xuyên trên kênh RT của Nga, từng tham dự buổi ăn tối với ông Putin ở Moscow. Ông Flynn đã từ chức sau 23 ngày làm việc, nói rằng ông đã “vô tình thông báo cho phó tổng thống đắc cử và những người khác những thông tin chưa đầy đủ về các cuộc điện đàm của tôi với đại sứ Nga”. Sau khi rời Nhà Trắng, ông Flynn lại vướng vào vụ điều tra khác. Lầu Năm Góc xem xét liệu ông Flynn có nhận tiền từ các nhà vận động hành lang Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cho công việc tư vấn của ông hay không.
... và ông Sessions
Hồi tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions trong chính quyền của ông Trump đã ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện về cáo buộc “thông đồng với Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016”.
Ông Sessions bị buộc tội nói dối trong cuộc điều trần khi nói rằng “không có liên lạc với người Nga” trong suốt chiến dịch bầu cử. Nhưng sau đó có nhiều thông tin cho thấy ông đã gặp đại sứ Nga Kislyak tại một cuộc họp riêng vào tháng 9-2016. Tuy nhiên, ông Sessions cho biết, các cuộc gặp với ông Kislyak liên quan đến vai trò của ông là thành viên của Ủy ban Dịch vụ Vũ khí của Thượng viện và không liên quan gì đến chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Ông Sessions sau đó đã tự cứu nguy cho mình, thoát khỏi cuộc điều tra của FBI về các cáo buộc liên quan Nga.
Phản ứng của ông Donald Trump?
Cho đến nay, Tổng thống Trump bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến Nga trong suốt chiến dịch tranh cử của mình hồi năm 2016.
Tuy nhiên, những nghi vấn quanh mối liên hệ này vẫn không hề lắng dịu, nhất là khi có thêm vai trò liên quan của ông Donald Trump Jr – con trai cả của ông Trump. Tờ New York Times hôm 9-7 công bố về cuộc gặp giữa ông Trump Jr với luật sư người Nga Natalia Veselnitskaya – người được cho là nắm giữ những thông tin có khả năng gây bất lợi cho ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Cuộc gặp diễn ra vào ngày 9-6-2016 tại Tòa tháp Trump ở New York, chỉ 2 tuần sau khi ông Trump giành được đề cử của đảng Cộng hòa.
Ông Trump Jr thừa nhận việc gặp luật sư Nga nhưng khẳng định họ không bàn bạc về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, những tuyên bố bác bỏ của ông Trump Jr không thể làm tan biến bóng mây u ám đang phủ bóng nền chính trị Mỹ.
VietBF © sưu tầm