Anh Việt kiều Mỹ trẻ tuổi quyết định quay trở về Việt nam làm ăn kinh doanh.Dù gia đ́nh của anh không ưa ǵ chế độ cộng sản Việt nam.Nhưng anh lại có một cách nghĩ khác khi quyết định đem tiền về đầu tư tại Việt nam.
Đầu năm 2017, Bí thư Thành uỷ TP. HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân, khiến dư luận dậy sóng khi tuyên bố muốn xây dựng thành phố này thành không gian khởi nghiệp như thung lũng Silicon, Hoa Kỳ.
Và gần như ngay lập tức, câu nói này của ông Nhân trở thành chủ đề đàm tiếu trên các trang mạng xă hội. Nhiều người tỏ ra hoài nghi, cho rằng mong muốn của ông là ‘không tưởng’.
Tuy nhiên, B́nh Trần, một nhà đầu tư đến từ chính Thung lũng Silicon trứ danh, lại nghĩ khác.
“Các bạn có một nền tảng nhân sự công nghệ rất mạnh, Việt Nam có rất nhiều kĩ sư công nghệ thông tin tốt nghiệp từ các trường đại học, họ có nền tảng về toán và khoa học, cũng như những kĩ năng về lập tŕnh, phát triển phần mềm và đặc biệt là đạo đức làm việc của họ rất cao. Tôi nghĩ rằng những tài năng về công nghệ của Việt Nam đang đứng hàng đầu trong khu vực.” B́nh nói.
Thuần tuư v́ lợi nhuận
Sinh ra tại Việt Nam, nhưng qua Mỹ khi chỉ chưa đầy hai tuổi, sau ngày Sài g̣n sụp đổ, đối với B́nh, hai từ Việt Nam không có ư nghĩa ǵ nhiều, ngoài những cơ hội làm ăn sinh lời.
“Đúng, tôi là người Việt Nam, nhưng tôi sống ở Mỹ, Việt Nam không phải nhà của tôi, gia đ́nh tôi không ở Việt Nam.” – B́nh Trần
Là người đồng sáng lập một startup về công nghệ khá thành công tại thung lũng Silicon, giờ đây, công việc chính của anh là cộng tác với công ty 500 Startups điều hành một quĩ đầu tư trị giá 10 triệu đô la tại Việt Nam.
“Đúng, tôi là người Việt Nam, nhưng tôi sống ở Mỹ, Việt Nam không phải nhà của tôi, gia đ́nh tôi không ở Việt Nam. V́ vậy, tôi đến đây không phải để giúp đỡ người Việt như cái cách mà mọi người hay nghĩ.” B́nh Trần chia sẻ.
Nhiệm vụ chính của B́nh tại Việt Nam, đó là t́m kiếm những công ty khởi nghiệp tiềm năng, rót vốn và mang lợi nhuận về cho các nhà đầu tư.
“Cách tốt nhất để giúp người Việt đó chính là tạo công ăn việc làm cho họ. Những nhà đầu tư, họ cần có lợi nhuận. Và công ty 500 của chúng tôi cũng thuần tuư hoạt động v́ lợi nhuận. Tôi nghĩ đó cũng là cách tốt nhất để giúp Việt Nam.”
B́nh Trần không phải là người Mỹ gốc Việt đầu tiên quay trở lại Việt Nam làm ăn kinh doanh. Trước đó đă có những tên tuổi lớn, những doanh nhân thành đạt tại Hoa Kỳ, đă t́m kiếm cơ hội tại quê nhà. Làn sóng đầu tư góp phần vào lượng kiều hối đổ về Việt Nam hàng năm, đóng vai tṛ then chốt trong nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), trong năm 2015, hơn 13 tỉ đô la kiều hối đă được chuyển về trong nước, tăng 900% so với năm 2000.
Nhận thức được vấn đề này, chính phủ Việt Nam từ lâu cũng đưa ra những chính sách nhằm thu hút ḍng tiền từ hải ngoại, như miễn thị thực 5 năm, cho phép nhập khẩu xe hơi đă qua sử dụng mà không phải chịu thuế …
Tiền mang lại lợi thế, chứ không phải gốc gác Việt Nam
“Mang tiền đến khiến bạn có lợi thế. Ở Việt Nam, các công ty khởi nghiệp t́m kiếm bất ḱ nguồn vốn nào có thể giúp họ phát triển”
Đó là câu trả lời của B́nh khi được hỏi liệu gốc gác Việt Nam có giúp anh nhiều trong công việc tại quê nhà hay không.
Theo anh, danh xưng “người Mỹ gốc Việt” thậm chí c̣n mang đến cho anh nhiều vấn đề.
“Cái mác ‘người Mỹ gốc Việt’ nhiều lúc c̣n khiến người ta không tin tưởng ḿnh, bởi lẽ có rất nhiều trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đến và lợi dụng các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam.” B́nh nói. Theo anh, xây dựng được ḷng tin là việc không dễ dàng, đ̣i hỏi những nhà đầu tư nước ngoài như anh phải hành động nhiều hơn hứa hẹn.
Nh́n về hướng ngược lại, bản thân các nhà đầu tư quốc tế như B́nh, khi t́m kiếm cơ hội tại Việt Nam, cũng phần nhiều dè dặt khi đối mặt với một hệ thống đầy rẫy những vấn đề của nền kinh tế Việt Nam.
“So với các nước trong khu vực như Malaysia hay Thái Lan, Việt Nam vẫn c̣n đang tụt lại phía sau trong việc giảm bớt các thủ tục hành chính. Tất nhiên là mọi thứ đang dần tốt lên, nhưng vẫn c̣n xa mới bằng các nước kia. Chính sách thuế cũng là một trở ngại.” B́nh Trần nói.
Theo anh, chính những trở ngại này khiến nhiều nhà đầu tư quay lưng lại với thị trường Việt Nam.
Vết thương từ cuộc chiến
“Bố mẹ tôi đă ngồi thuyết giáo hàng giờ khi biết tôi có ư định về đầu tư tại Việt Nam. Họ không tin chính quyền trong nước. Họ rất cảnh giác.” B́nh chia sẻ.
“Tôi không phải trải qua những ǵ mà cha mẹ tôi đă từng. Vết sẹo quá khứ trong tôi không thể sâu đậm như của cha mẹ.” – B́nh Trần
“Đó cũng là điều dễ hiểu. Tôi không phải trải qua những ǵ mà cha mẹ tôi đă từng. Vết sẹo quá khứ trong tôi không thể sâu đậm như của cha mẹ.” B́nh Trần nói. Tuy nhiên, theo nhà đầu tư gốc Việt này, tương lai mà anh đang xây dựng không dựa trên cuộc chiến trong quá khứ mà dựa trên sự toàn cầu hóa và hội nhập.
“Cả khu vực (Đông Nam Á) đang mang đến những cơ hội rất lớn cho tất cả mọi người.”
Cách tư duy của B́nh, có lẽ cũng giống như không ít Việt Kiều thế hệ trẻ, vốn thấm đẫm triết lí của nước Mỹ, đất nước nổi tiếng với sự thực dụng của ḿnh. Với họ, cuộc chiến ư thức hệ đă không c̣n. Giờ là lúc đồng tiền nói chuyện.