VBF-Không ngờ ở Mỹ cũng có những trung tâm thương mại vắng tanh. Với dân số đông đúc Mỹ cũng có những thị trấn nhỏ ít người. Nhưng thực tế sự cạnh tranh của thương mại điện tử đă giết các trung tâm thương mại này.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử dẫn tới cái chết của các siêu thị truyền thống đặc biệt là tại những thị trấn nhỏ của nước Mỹ, kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng với sự tồn tại của một cộng đồng người.
Sau hơn 20 năm, Jim Quigley bỏ việc tại một công ty đầu tư ở phố Wall để t́m một cuộc sống b́nh lặng hơn. Ông chọn về quê - thị trấn nhỏ Ulster ở ngoại ô New York , cách Manhattan 160 km về phía bắc - để sống. Tại thị trấn 12.251 dân này, Quigley được bầu vào chức danh người giám sát.
Những trung tâm thương mại đang chết
Công việc tưởng chừng nhàn nhă so với một chuyên gia tư vấn đầu từ phố Wall lại đang ngốn của Quigley 60 giờ/tuần. Ông đang phải cân đối chi tiêu của cả thị trấn đồng thời lên kế hoạch cho khoản tiền thuế thu được từ Trung tâm Thương mại Hudson Valley, doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất ở Ulster.
Khoảng 2 năm trước, JCPenney, một trong những cửa hàng lớn nhất ở trung tâm thương mại Hudson Valley, đóng cửa. Theo chân nó là hàng loạt các cửa hàng lớn nhỏ khác nhau. Kinh doanh kém hiệu quả khiến chủ sở hữu của trung tâm thương mại này ch́m trọng nợ trước khi bị ngân hàng tiếp quản.
Những Trung tâm thương mại vắng khách là thực trạng chung ở các thị trấn nhỏ của Mỹ.
Trung tâm Thương mại Hudson Valley có lịch sử chật vật trong vài năm trở lại đây. Năm 2009, trung tâm này được định giá 135 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2017, ngân hàng chỉ bán được nó với giá 8 triệu USD. Hiện tại, chủ sở hữu mới của nó là Hull Property Group, có trụ sở tại Augusta, Georgia, đang yêu cầu chính quyền sở tại hạ thuế để có thể tồn tại.
Theo Quigley, Trung tâm Thương mại Hudson Valley sẽ phải nộp 250.000 USD tiền thuế trong năm 2018. Ở nơi như Ulster, con số này tương đương 6% tổng thuế của thị trấn. Số tiền này góp phần quan trọng với các dịch vụ công cơ bản như đường xá, cỗng rănh và cứu hỏa.
Thương mại điện tử và án tử của những thị trấn Mỹ
Dường như các nhà bán lẻ đang ngày càng không c̣n mặn mà với các trung tâm thương mại ở những thị trấn nhỏ lẻ. Những thương hiệu JCPenney, Sears, Payless, Michael Kors, Ann Taylor cứ dần dần biến mất khỏi những trung tâm thương mại truyền thống dù đă song hành trong nhiều thập niên qua.
Những trung tâm thương mại ngày càng vắng khách là t́nh cảnh chung của các vùng ngoại ô nước Mỹ, không chỉ riêng ở Ulster. Theo các thông kế, có khoảng ¼ số trung tâm thương mại ở vùng ngoại ô đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động. Thương mại điện tử và các h́nh thức mua bán hàng trên Internet là nguyên nhân chính của thực trạng này.
Tuy nhiên, những Trung tâm Thương mại lại đóng vài tṛ lớn với nguồn thu của các địa phương. Ngoài khoản thuế, nó c̣n tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm cho người dân ở chính thị trấn đó. Cái chết của những trung tâm thương mại có thể kéo theo ảnh hưởng tiêu cực tới cả một cộng đồng, nơi cơ hội việc làm đang ngày càng ít ỏi.
Cơ sở hạ tầng xuống cấp khi nguồn thu từ trung tâm thương mại sụt giảm.
Câu chuyện cũng không có ǵ khác biệt ở Ulster. Được thành lập những năm 1950, Ulster từng là sân sau của IBM, công ty chuyên sản xuất máy tính cho hệ thống pḥng thủ tên lửa và kiểm soát không lưu của Mỹ. Trung tâm Thương mại Hudson mở cửa trong những năm 1980 và phát triển cực thịnh sau đó.
Tuy nhiên, sự tái cấu trúc của IBM vào những năm 1990 đă để lại lỗ hổng khổng lồ trong cộng đồng ở đây. Những người lao động trẻ lần lượt chuyển khi, người lớn tuổi phải về hưu sớm khiến 43% cư dân Ulster trên 50 tuổi. Thu nhập thấp khiến họ không c̣n quá mặn mà với việc mua sắm, nguyên nhân của 40% số cửa hàng bị bỏ trống ở Trung tâm Thương mại Hudson.
Sự ra đi của những công ty lớn là xu thế chung với cả nước Mỹ trong những năm qua. Những ông chủ muốn đưa trụ sở vào trung tâm các thành phố lớn để tận dụng mọi tiềm năng phát triển nhưng phía sau đó là những mảnh đời bị bỏ lại, tiềm ẩn nguy cơ xóa sổ cả một cộng đồng.
Ông Thad Calabrese, Phó giáo sư tại trường Công nghệ Wagner, New York, cho rằng, cái chết của những trung tâm thương mại có thể là sự tụt dốc không phanh với các thị trấn nhỏ ở Mỹ.
“Khi bạn sở hữu những tài sản có giá trị nhưng ở những khu vực không có trung tâm thương mại, chẳng ai nghĩ chúng thực sự đáng giá và muốn đầu tư để kinh doanh. Những ǵ họ nh́n thấy chỉ là một cộng đồng già nua, đang bị suy thoái, điều đó chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới tài sản của bạn trong đó”, Calabrese nhấn mạnh.
Trong khi đó, một chuyên gia khác nhấn mạnh trung tâm thương mại có tác động tích cực với tài sản là bất động sản. Sự ra đi của chúng cũng kéo theo hệ lụy với loại tài sản này.