Mỹ đă rất nhún nhường với Trung Quốc, hy vọng người "anh tốt bụng" có thể làm cho Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Nga muốn dang tay giúp Triều Tiên, nguyên nhân tại sao? Th́ ra Triều Tiên có lượng khoáng sản phong phú dưới ḷng đất nhưng không thể phát triển ngành khai mỏ do thiếu thốn thiết bị, hạ tầng khai thác và vận chuyển. Cường quốc châu Âu và châu Á muốn khai thác ư?
Nằm sâu bên dưới địa h́nh nhiều đồi núi của Triều Tiên là khoảng 200 loại khoáng sản bao gồm vàng, sắt, đồng, kẽm, đá vôi, than ch́ và nhiều kim loại hiếm thường được sử dụng trong sản xuất điện thoại thông minh và các sản phẩm công nghệ cao.
Quartz dẫn báo cáo của các công ty khoáng sản và viện nghiên cứu Hàn Quốc ước tính tổng giá trị trữ lượng khoáng sản của Triều Tiên khoảng 6-10 ngh́n tỷ USD. Trong khi đó, B́nh Nhưỡng thường đưa ra các thống kê phóng đại hơn.
Một khu mỏ ở Musan ở tỉnh Bắc Hamgyong, Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Láng giềng 'ḍm ngó'
Khai thác khoáng sản là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của chính phủ Triều Tiên trong bối cảnh nước này gánh chịu các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc v́ chương tŕnh hạt nhân và tên lửa.
Dù việc mua bán nhiều loại khoáng sản với Triều Tiên cũng nằm trong diện bị Liên Hợp Quốc cấm, nước này vẫn t́m cách thu lợi từ nguồn tài nguyên giàu có. Tháng 8/2016, giới chức Ai Cập thu giữ hơn 2.300 tấn quặng sắt từ một tàu hàng Triều Tiên đang trên đường đến Kênh đào Suez.
Số sắt này, cộng với 30.000 súng chống tăng nhỏ đi kèm, là lô hàng lớn nhất từng bị bắt trong lịch sử trừng phạt Triều Tiên. Vụ bắt giữ "cho thấy việc nước này sử dụng các công nghệ che đậy cũng như mối liên hệ đang lớn dần giữa việc buôn bán vũ khí và khoáng sản", Qz dẫn lại báo cáo của Liên Hợp Quốc hồi tháng 2.
Nhà lănh đạo Kim Jong Un đang cố gắng dùng tiềm năng khoáng sản để bù đắp nguồn thu ngoại tệ cho Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc là khách hàng chính của ngành khai khoáng Triều Tiên. Tháng 9/2016, Viện Nghiên cứu về Phát triển Hàn Quốc thống kê rằng thương mại Trung - Triều đă trở thành nguồn thu chính cho B́nh Nhưỡng trong cảnh khó khăn hiện tại.
Các giao dịch khoáng sản chiếm 54% tổng giá trị trao đổi thương mại của Triều Tiên với Trung Quốc trong nửa đầu năm 2016. Năm 2015, Trung Quốc nhập khẩu 73 triệu USD quặng sắt từ Triều Tiên.
Cách đây 5 năm, Trung Quốc đă chi 10 tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng gần đường biên giới với Triều Tiên, tạo điều kiện tiếp cận nguồn khoáng sản của người láng giềng. Năm 2014, đến lượt Nga đề xuất kế hoạch "đại tu" hệ thống đường sắt của Triều Tiên cũng để tiếp cận các khu mỏ tiềm năng. Kế hoạch hiện bị đ́nh trệ, nhưng sự quan tâm của các nước láng giềng với tài nguyên Triều Tiên luôn c̣n.
Hàn Quốc cũng không đứng ngoài. Nước này xem việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Triều Tiên, đặc biệt các khu vực khai khoáng, là một cách kéo 2 nước xích lại gần nhau. Hồi tháng 5, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Vận tải Hàn Quốc đă kêu gọi đấu thầu về triển vọng các dự án hạ tầng cho Triều Tiên với hy vọng "nguồn tài nguyên dưới ḷng đất có thể bù đắp cho chi phí sửa chữa hạ tầng".
Việc này, theo nhận định của Quartz, tất nhiên là hơi nóng vội, trong lúc quan hệ 2 nước liên tục căng thẳng.
Triều Tiên vẫn t́m cách xuất khẩu khoáng sản dù nghị quyết của Liên Hợp Quốc cấm các nước mua nhiều loại khoáng sản từ Triều Tiên. Ảnh: AFP.
Giàu tài nguyên nhưng thiếu công nghệ
Dù "ngồi trên" một nguồn khoáng sản phong phú và đầy tiềm năng, Triều Tiên quá nghèo để có đủ trang thiết bị phục vụ cho việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản theo quy mô lớn.
Lloyd Vasey, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết năng suất khai mỏ của Triều Tiên đă giảm 30% so với những năm 1990.
"Họ thiếu thiết bị khai thác mỏ, và Triều Tiên không thể có thêm thiết bị mới trong hoàn cảnh kinh tế ngặt nghèo, sự thiếu thốn năng lượng và mạng lưới điện không tốt", ông cho biết.
Ngoài ra, các mỏ khai thác tư nhân là bất hợp pháp tại Triều Tiên. Nước này từng cho phép các công ty nước ngoài khai thác tại đây nhưng đă đột ngột thay đổi điều lệ thỏa thuận hoặc rút phép của họ.
Trong những năm gần đây, Triều Tiên đặc biệt đẩy mạnh khai thác than đá, có thể v́ các mỏ than đá không đ̣i hỏi công nghệ quá cao. Việc các mỏ than c̣n nằm gần các cảng lớn và biên giới với Trung Quốc đă đơn giản quá tŕnh vận chuyển. Trong năm 2015, Trung Quốc đă nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD than đá từ Triều Tiên. Vào mùa hè năm 2016, việc xuất than sang Trung Quốc chiếm đến 40% giá trị xuất khẩu của Triều Tiên.
Dù vậy, nhu cầu than đá trên toàn cầu đang giảm sút v́ sự có mặt của khí gas tự nhiên và các nhiên liệu tái chế được. Đầu năm nay, Bắc Kinh đă tuân thủ nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mà hạn chế lượng than nhập khẩu từ Triều Tiên.