Cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh vẫn chưa đến hồi kết. Qatar vẫn đang rất căng với nước ra quyết định cùng một lúc tẩy chay Qatar. Chính v́ mâu thuẫn trong chính sách với Qatar mà chính phủ Mỹ đang chia rẽ.
Các chính khách Mỹ hiện đang có những quan điểm tiếp cận khủng hoảng Qatar khác nhau cho thấy sự chia rẽ trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia quốc tế cho rằng, cách tiếp cận của các chính khách Mỹ, kể cả Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Rex Tillerson, đối với vụ khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và một số quốc gia Arab cho thấy một số chia rẽ trong chính quyền nước này.
Hôm 5/6, Saudi Arabia, Bahrain, Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đă cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar sau khi cáo buộc Doha ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Các quốc gia sau đó đă cấm vận các tuyến giao thông đường biển, hàng không và đường bộ tới Qatar. Đồng thời, một số quốc gia khác, bao gồm cả Chad, Senegal và Maldives, đă can dự vào cuộc xung đột ngoại giao khi tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc triệu hồi các đại sứ từ Doha.
Saudi Arabia, Bahrain, Ai Cập và UAE đă cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar (Ảnh Reuters).
Trong khi đó, một số quốc gia, bao gồm Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, đă lên tiếng đề nghị làm trung gian ḥa giải cuộc khủng hoảng ngoại giao này.
Cuối tuần trước, Kuwait đă đề xuất một danh mục gồm 13 yêu sách từ 4 quốc gia Arab đối với Qatar. Trong đó có yêu cầu nước này cắt giảm quan hệ với Tehran, ngừng hợp tác quân sự với Ankara và đóng cửa kênh truyền h́nh Al Jazeera. Đáp lại động thái này, Doha nói rằng các yêu sách là không khả thi.
Nhân tố Mỹ trong cuộc khủng hoảng ngoại giao
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Allen Keiswetter, một học giả tại Học viện Trung Đông và cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng cuộc khủng hoảng đang diễn ra không phải là mâu thuẫn đầu tiên xảy ra giữa Doha và các nước láng giềng. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, lần này, các quốc gia vùng Vịnh có thể đă được "tiếp sức" bởi chuyến thăm mới đây của Tổng thống Mỹ Doanald Trump tới Trung Đông và cuộc họp với các nhà lănh đạo của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).
Tổng thống Mỹ Donald Trump được Quốc vương Saudi Arabia chào đón trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên (Ảnh AP).
“Tôi tin rằng, các nước vùng Vịnh và Ai Cập cảm thấy được “tiếp sức” với chuyến thăm của ông Trump. Vấn đề là Tổng thống Mỹ đôi khi khá “bốc đồng”, nhưng ông ấy hay tuyên bố công khai và tuyên bố trên tài khoản twitter cá nhân, với những lời lẽ rất ủng hộ Saudi. Tuy nhiên, tôi không hoàn toàn khẳng định rằng có một mối liên hệ trực tiếp giữa những lời tweet của ông ấy và chính sách của Mỹ, nhưng ít nhất là những tuyên bố này tạo thêm cảm giác về sự hợp tác của Cộng đồng các quốc gia vùng Vịnh (GCC) và các đồng minh của họ chống lại Qatar sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ", học giả Allen Keiswetter cho biết.
Đồng thời, ông Keiswetter nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đă có những nỗ lực cân bằng hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng, khác với quan điểm chính thức của Nhà Trắng. Học giả Keiswetter trích dẫn rằng trong khi Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng yêu sách của các quốc gia Arab đối với Doha là "hơi mạnh mẽ", quan điểm của Nhà Trắng trong một chừng mực nào đó vẫn giữ nguyên.
“Đây là một nỗ lực quan trọng của Ngoại trưởng Tillerson. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu tuần trước đă nói rằng những yêu sách này có thể là hơi mạnh mẽ. Điều này đặt ra một câu hỏi rằng liệu có sự chia rẽ giữa Nhà Trắng, nơi đang ủng hộ Saudi Arabia và UAE, và cách tiếp cận cân bằng hơn của Ngoại trưởng Tillerson? Ông Tillerson có rất nhiều kinh nghiệm với Qatar, và theo quan điểm của tôi, một cách tiếp cận thông minh đối với chính sách đối ngoại của Mỹ là cách tiếp cận của Tillerson, theo đó ủng hộ các cuộc đàm phán mà Kuwait đóng vai tṛ trung gian với sự hậu thuẫn của Mỹ", học giả nói thêm.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (Ảnh AFP)
Ư kiến của học giả Keiswetter cũng được ông Risk Imad, nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Truyền thông Lebanon (ISCS) Risk Imad chia sẻ.
"Chúng ta đă nh́n thấy những quan điểm hoàn toàn khác nhau giữa Tổng thống Donald Trump, Ngoại trưởng Tillerson và Lầu Năm Góc về khủng hoảng ngoại giao ở Trung Đông. Chúng ta có thể thấy rơ rằng một số người ở Mỹ vẫn ủng hộ Qatar, trong khi một số khác đă quyết định ủng hộ Saudi", ông Imad nói với Sputnik.
Giải pháp nào cho khủng hoảng Qatar?
Phát biểu về triển vọng giải quyết khủng hoảng vùng Vịnh, học giả Keiswetter cho rằng Kuwait cần phải tiếp tục các nỗ lực ḥa giải.
"Để vượt qua cuộc khủng hoảng tương tự năm 2014, phải mất 9 tháng Qatar mới đạt được thỏa thuận thông qua trung gian ḥa giải của Kuwait. Tôi tin rằng kịch bản tương tự sẽ lặp lại là Kuwai sẽ tiếp tục các nỗ lực ḥa giải của họ và GCC sẽ nhận ra rằng họ có nhiều lợi ích chung hơn, bởi v́ tôi không thể nghĩ đến bất cứ điều ǵ có thể làm cho Iran mừng vui hơn là sự chia rẽ trong GCC", nhà nghiên cứu nói.
Đồng thời ông Keiswetter cũng cho rằng có một số điểm nhất định hạn chế những bước tiến của Qatar trong việc đáp ứng các yêu sách của các quốc gia vùng Vịnh, bởi v́ Doha có những lợi ích riêng mà nước này muốn bảo vệ.
Cách tiếp cận của ông Imad đối với việc giải quyết xung đột th́ bi quan hơn, v́ ông cho rằng sự chia rẽ giữa Qatar và các nước láng giềng sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế và các cuộc chiến ủy nhiệm trong khu vực.
"Tôi lo ngại rằng sự chia rẽ mới này trong các nước vùng Vịnh và Trung Đông sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, hệ quả là những cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai bên. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức khủng bố thực hiện các cuộc tấn công khủng bố lẫn nhau. Chúng ta cũng có thể nhận thấy một số nỗ lực nhằm đảo chính và một số cuộc đối đầu thực sự tương tự như những ǵ chúng ta có thể thấy ngay tại Yemen, Syria. Chúng ta đang nói về một t́nh huống lâu dài và bất ổn, và giải pháp dàn xếp ngoại giao này mới chỉ là bước đi đầu tiên", ông Imad nói.
Ông c̣n nói thêm rằng những diễn biến gần đây trong khu vực có thể là một chỉ dấu chuẩn bị cho một cuộc xung đột lớn hơn có thể khôi phục lại trật tự khu vực hiện tại cũng như hệ thống thương mại quốc tế./.