VBF-Một gia đ́nh gốc Việt tỵ nạn từ những năm 80s đă thành công tại Mỹ. Họ đă là một gia đ́nh ngày ngày cùng nhau phục vụ khách hàng. Họ c̣n có tấm ḷng làm việc thiện ở Việt Nam.
Ông bà Trần Khuê và Trương Hoa Tiêu (H́nh của Ivan Trương cung cấp cho báo Columbia Star)
COLUMBIA, South California - Tuần thứ ba của tháng Sáu năm nay là tuần vinh danh những người tị nạn trên thế giới. Tại các nước như Mỹ, Gia Nă Đại, và Úc đă có một số bài viết nhắc tới những người tị nạn Việt Nam từng phải rời bỏ quê hương dưới chế độ cộng sản trong những hoàn cảnh rất khó khăn, nguy hiểm để đến đất nước tự do, nơi mà từ hai bàn tay trắng, với vốn liếng tiếng Anh không là bao nhiêu, họ đă thành công và trở thành những tấm gương tốt về người tị nạn.
Đối với hầu hết người Việt tị nạn cộng sản th́ câu chuyện sau đây nghe rất quen thuộc, nhưng đối với người Mỹ th́ có lẽ nhiều người chưa biết, như họ không biết tại sao người Syria đă phải liều mạng trên những chiếc thuyền mong manh để thoát khỏi một nơi đang bị chiến tranh tàn phá.
Bài viết dưới đây được đăng trên nhật báo The Columbia Star ngày thứ Sáu, 23 tháng Sáu, 2017, đă nói về sự vượt thoát và thành công của một gia đ́nh họ Trần trong ngành móng tay.
Cô Hoa Sypolt c̣n nhớ rất rơ về kinh nghiệm thoát khỏi đất nước Việt Nam vào năm 1987, cùng với cha cô là ông Trần Khuê và anh là Trần Thanh Đỗ. Họ đi trên một chiếc thuyền cùng với 27 người ở vùng Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Hoa và cha cô là hai trong số hàng trăm ngàn người tị nạn từ Việt Nam, được gọi là “thuyền nhân” khi họ t́m cách vượt biển từ lúc cuộc chiến Việt Nam kết thúc cho tới đầu thập niên 1990.
Cùng với cha và anh trai, cô Hoa rời khỏi Việt Nam với niềm hy vọng rằng “bằng một cách nào đó, họ sẽ trôi dạt tới một trại tị nạn, hoặc được cứu vớt trên biển bởi bất cứ ai có thể giúp họ.”
Không may cho họ, trong khi lênh đênh trên biển, chiếc thuyền của đám người tị nạn đă bị bọn hải tặc tấn công, và bốn người bị bắt cóc. Một trong số những người bị hải tặc bắt cóc là anh cô, Trần Thanh Đỗ. Từ đó gia đ́nh không biết anh Đỗ ở đâu, c̣n sống hay đă chết.
Sau năm 1975, Việt Nam rơi vào t́nh trạng kiệt quệ kinh tế v́ các chính sách của nhà cầm quyền Hà Nội, cộng với biện pháp cấm vận của thế giới, và ảnh hưởng của 20 năm chiến tranh.
Nhiều người như cha của Hoa đă quyết định phải rời khỏi Việt Nam, để t́m một cuộc sống tốt đẹp hơn. V́ mẹ của Hoa có một em bé ở nhà và một đứa con nhỏ khác, nên bà ở lại Việt Nam trong khi ông Khuê cùng con trai và con gái t́m đường vượt biển năm 1987.
Đến mấy năm sau th́ gia đ́nh được đoàn tụ, khi mẹ Hoa là bà Trương Hoa Tiêu, em trai là Trần Văn Trân, em gái Trần Hiền, được đến Hoa Kỳ theo một cách thức rất khác. Họ đi phi cơ trên một chuyến bay trực tiếp từ Sài G̣n đến Columbia trong năm 1994.
Trở lại với chuyến vượt biển mà anh của Hoa của bị hải tặc bắt cóc, Hoa và cha sống sót. Họ lên đênh suốt bảy ngày đêm trước khi lên bờ ở duyên hải Thái Lan. Vào thời điểm ấy, thuyền của họ bị tịch thu và bị phá hủy, và họ đă được đưa đến một trại tị nạn ở Thái Lan, gọi là Phanat Nikhom, nơi họ sống trong gần ba năm.
Một thân nhân từ Việt Nam đă định cư trước đó tại Hoa Kỳ, và người này làm thủ tục để mời Hoa và cha cô đến Mỹ. Sau khi sống ở Phi Luật Tân thêm sáu tháng, cha con tới New Orleans để gặp người thân ấy, và đến nơi an toàn trên đất Mỹ.
Cha của Hoa từng là lính Việt Nam Cộng Ḥa. Hồi c̣n ở lại Việt Nam sau năm 1975, ông làm nghề thợ may. Sau một thời gian ngắn lưu lại ở New Orleans, Jackie Vơ, chủ tiệm Jackie's Alterations ở thành phố Columbia và cũng là người chị em họ của cha Hoa, đưa Hoa và cha cô tới Columbia. Ở đó họ được cho cơ hội làm việc cho Jackie's Alterations và thi đậu quốc tịch.
Cha của Hoa làm việc cho Jackie's Alterations từ năm 1987 tới năm 1996. Vào năm 1994, ông Khuê trở thành công dân Mỹ, và có thể bảo trợ vợ con ở Việt Nam đến Columbia. Theo cô Hoa cho biết, hồi đó những tiệm nail bắt đầu được thịnh hành ở Mỹ. V́ vậy gia đ́nh Hoa lập một cơ sở kinh doanh mới, lấy tên là Ts Nail Salon nằm trên đường Charleston Highway. Tiệm Nail được đặt tên theo tên mẹ cô là Trương Hoa Tiêu. Bà cũng từng làm móng tay ở Việt Nam, cộng với thời gian ở Mỹ th́ đến nay đă gần 40 năm làm nail.
Gia đ́nh cô Hoa hănh diện khi thấy hoạt động kinh doanh của họ được thịnh vượng, trong một khu thương xá từng nh́n thấy nhiều cơ sở kinh doanh đến và đi trong nhiều năm qua. Mỗi người trong gia đ́nh, bao gồm Hoa, anh chị em, và mẹ cô, làm việc hàng ngày trong tiệm ấy. Đây là sự nghiệp duy nhất mà họ biết, và họ yêu quư những người khách trung thành từ thế hệ nay sang thế hệ khác trong suốt ba thập niên.
Sau khi rời tiệm may Jackie's Alterations, cha của Hoa làm việc cho tiệm bán đồ vét Men's Warehouse, nơi cung cấp bảo hiểm cũng như lợi tức cho gia đ́nh và hỗ trợ tiệm móng tay của gia đ́nh. Đến gần đây th́ tuy về hưu, ông làm việc bán thời gian tại tiệm T's Nail Salon.
Hoa cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp chăm sóc da tại Ts Salon, bao gồm việc chăm sóc da mặt, massage, và mài da. Tuy nhiên, theo mẹ Hoa cho biết, phần quan trọng nhất trong cuộc đời của họ tại tiệm nail là cả gia đ́nh đều ở bên nhau, suốt cả ngày, hàng ngày, đoàn kết, có thể phục vụ những người khác.
Mẹ của Hoa đi Việt Nam ít nhất hai lần mỗi năm để làm việc thiện. Bà đă thành lập quỹ Vietnamese Orphanage Fund, và gom tiền suốt năm tại tiệm của họ, để mua vật liệu, thực phẩm, và quần áo cho trẻ em tại một cô nhi viện ở Sài G̣n.
Công việc từ thiện và tấm ḷng của bà đă dành cho đồng bào kém may mắn ở trong nước. Bà lập một ngôi nhà ở Sài G̣n để chăm sóc cho những người cao niên. Bà đưa nhiều người Mỹ đi công tác tại Việt Nam để phục vụ cho dân chúng ở đó. Bất cứ khi nào bà và gia đ́nh đi Việt Nam, họ đều mang theo nhiều va li quần áo, đồ dùng phụ nữ, xà bông, dầu gội đầu, thuốc Advil, kem đánh răng, và những thứ khác, để tặng lại những người thiếu thốn.
Mẹ của Hoa nói rằng họ “rất biết ơn và cảm tạ về những ǵ họ có được. V́ vậy họ đền ơn bằng những cách thức mà họ có thể làm. Bà hết sức đau buồn v́ mất đứa con trai đầu ḷng, và rất biết ơn khi gia đ́nh được đoàn tụ ở Columbia. Họ yêu mến Columbia. Họ cho rằng khí hậu ở đây cũng tương tự như Việt Nam, và họ đă có một cuộc sống tốt đẹp ở đây.
Hoa nói rằng cô ngưỡng mộ cha mẹ, v́ họ đă “làm hy sinh rất nhiều và thực sự chịu khổ. Thế nhưng họ vẫn tiếp tục giữ niềm vui trong tâm hồn, và luôn luôn nghĩ đến những người khác, phục vụ những người ở đây hay ở Việt Nam.”
Theo cô Hoa cho biết, mặc dù họ đă có rất nhiều bạn trong suốt thời gian mở tiệm nail, họ thường không có cơ hội để kể câu chuyện gia đ́nh khá dài của họ.
Tiệm T's Nail Salon mở cửa từ thứ Hai đến thứ Bảy, từ 10 giờ 30 sáng đến 7 giờ tối, tọa lạc tại 2261 Charleston Highway, Cayce, South Carolina 29033. Điện thoại 803-739-8964. Các khoản tiền tặng cho quỹ Vietnamese Orphanage Fund được hoan nghênh và tiếp nhận tại T's Nail Salon.