Không những muốn Biển Đông, biển Hoa Đông thành ao nhà, Trung Quốc c̣n muốn cả những miếng đất của nước láng giềng Ấn Độ. Mỹ và Ấn Độ tăng cường quan hệ an ninh - quốc pḥng đề pḥng sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Trung Quốc đang tức điên tức rồ về sự hớp tác này.
Đề pḥng Trung Quốc trỗi dậy ở châu Á, trong lần đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nhà Trắng ngày hôm nay 26.6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cùng lănh đạo Mỹ sẽ bàn nhiều về an ninh khu vực và hợp tác quốc pḥng, theo các quan chức Ấn Độ cho biết.
Tại cuộc gặp này, một nguyên tắc lâu nay của quan hệ Mỹ - Ấn sẽ được nêu lên: Ủng hộ sự phát triển của một Ấn Độ mạnh mẽ là lợi ích quốc gia của Mỹ. Hiện Mỹ đang lên kế hoạch cho phép Ấn Độ mua máy bay không người lái giám sát biển MQ-9 không trang bị vũ khí, nhân chuyến thăm của ông Modi. Theo người biết chuyện, Ấn muốn mua phương tiện này cho hải quân Ấn Độ.
Ảnh ghép Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Ảnh: India Today
Một trong những đề tài khác cho cuộc hội đàm, là việc hăng Lockheed Martin đề nghị chuyển dây chuyền đóng chiến đấu cơ F-16 cho Ấn Độ, trong chương tŕnh “Sản xuất tại Ấn Độ” của Thủ tướng Modi, nếu như Lockheed Martin giành được hợp đồng cung cấp F-16 cho không quân Ấn Độ. Hăng này đang bị công ty quốc pḥng Saab AB (Thụy Điển) cạnh tranh.
Việc chuyển dây chuyền đóng F-16 là để Lockheed Martin đóng chiến đấu cơ F-35 hiện đại hơn. Một quan chức hăng này cho biết hăng đă tŕnh đề xuất chuyển dây chuyền này lên chính phủ Mỹ. Ông nói: “Đóng F-16 ở Ấn Độ sẽ hỗ trợ hàng ngàn nhân viên Lockheed Martin và tạo việc làm cung cấp F-16 cho Mỹ, cũng như tạo việc làm mới cùng các cơ hội khác ở Ấn Độ”.
Đấy là những động cơ tăng trưởng kinh tế dưới thời ông Obama, và New Delhi nổi lên là nước mua vũ khí Mỹ nhiều nhất, trong khi Trung Quốc bắt đầu làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á.
Chuyến thăm Nhà Trắng của ông Modi vào lúc có những lo ngại rằng Mỹ rút khỏi vai tṛ lănh đạo thế giới, nhường không gian cho Trung Quốc. Trong khi đó, Ấn Độ muốn chặn trước một châu Á đơn cực, vào lúc châu Á có những tranh chấp lănh thổ với Bắc Kinh, sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và Bắc Kinh ủng hộ Pakistan, láng giềng thù địch của Ấn Độ.
New Delhi đang muốn kéo ông Trump vào chiến dịch quốc tế gây sức ép với Pakistan, để nước này chấm dứt cho “khủng bố ủy nhiệm” (theo cách gọi của Ấn) mượn lănh thổ Pakistan làm địa bàn để tấn công Ấn Độ, theo một quan chức Ấn cho biết.
Pakistan đă bác cáo buộc họ dung dưỡng, bao che khủng bố chống Ấn Độ.
Dù Ấn Độ vẫn chưa đồng ư một liên minh an ninh với Mỹ, nhưng Thủ tướng Modi nghiêng về Mỹ nhiều hơn, so với các lănh đạo Ấn Độ trước đây.
Một quan chức cấp cao Nhà Trắng nói Tổng thống Trump xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng để phát triển kinh tế, và để châu Á - Thái B́nh Dương được ổn định, vào lúc khu vực này đang định h́nh lại từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Vị quan chức Mỹ c̣n nói ông Trump sẽ mượn cuộc đối thoại để “thật sự mở rộng cơ sở kiến thức của ông về Ấn Độ và hiểu tầm quan trọng của mối quan hệ với Ấn Độ”.
Nhà Trắng từng cho biết hồi đầu năm, sau lễ nhậm chức, ông Trump đă nói chuyện điện thoại với ông Modi, gọi Ấn Độ là “một người bạn thật sự”.
Từ những năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton, lănh đạo Mỹ đă bỏ thái độ không tin tưởng Ấn Độ vốn nghiêng về Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống George W. Bush phá đổ các rào chắn khi đạt được thỏa thuận hạt nhân với New Delhi năm 2008.
Tổng thống Barack Obama th́ gọi quan hệ Mỹ - Ấn là “một trong những quan hệ đối tác nổi bật của thế kỷ 21”. Sự hợp tác chiến lược - quốc pḥng Mỹ - Ấn cũng phát triển dưới thời ông, khi cả hai bên đều cảnh giác Trung Quốc.