Thế giới hiện nay vẫn đang loay hoay về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Làm sao có thể Triều Tiên không sở hữu vũ khí hạt nhân. Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất mực muốn dựa vào Trung Quốc? Một mình Trung Quốc làm sao giải quyết được vấn đề.
Trung Quốc đã "cố gắng hết sức" trong vấn đề Triều Tiên, then chốt để giải quyết là quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên. Mỹ cần ngồi xuống mặt đối mặt với Triều Tiên để giải quyết vấn đề.
Ngày 12/2/2017, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2. Ảnh: Sputnik
Trang tin Sputnik Nga gần đây cho rằng so với các nước khác, quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên thực sự tương đối mật thiết. Nhưng, điều này hoàn toàn không phải do Trung Quốc và Triều Tiên đặc biệt thân mật, mà là do các nước khác hầu như đều đã xa lánh Triều Tiên.
Về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Trung Quốc đã cố hết sức. Điều đáng tiếc là một số người ở phương Tây coi nhẹ các nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề gai góc này.
Chỉ dựa vào Trung Quốc thì không thể giải quyết được vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Bởi vì, điều này từ trước đến này không phải là vấn đề giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Nó là vấn đề giữa Bình Nhưỡng và Washington. Đến nay, Mỹ là then chốt để đạt được phương án giải quyết cuối cùng.
Mỹ và các nước khác không thể tiếp tục trông chờ chính quyền Triều Tiên lập tức sụp đổ. Cộng đồng quốc tế cần chuẩn bị tốt cho việc quan hệ với một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.
Mỹ cần xem xét tới những lo ngại về an ninh quốc gia của Triều Tiên và áp dụng các biện pháp hoàn toàn mới. Trước khi áp dụng bất cứ hành động cực đoan nào khác, Mỹ cần trước hết giảm sức ép quân sự mà Bình Nhưỡng phải chịu vài chục năm qua, lấy hiệp ước hòa bình lâu dài thay thế cho thỏa thuận đình chiến năm 1953, hủy bỏ trừng phạt kinh tế liên tục vài chục năm, thiết lập quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.
Rõ ràng là, hoạt động nghiên cứu phát triển hạt nhân của Triều Tiên là không thể đảo ngược. Sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul điều chỉnh chính sách, biến Triều Tiên thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân thực sự, tình hình càng như vậy.
Thỏa thuận khung do Washington và Bình Nhưỡng ký kết năm 1994 là thành quả tiếp cận nhất với việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên cho đến nay. Nhưng điều đó hoàn toàn không phải là kết quả của đe dọa vũ lực.
Nếu dựa vào kiến nghị của không chỉ một quan chức cấp cao Mỹ, đem mọi phương án lựa chọn đặt lên bàn, thì Mỹ ít nhất cần thử lần cuối cùng tiến hành ngồi xuống đối diện với Triều Tiên, thảo luận nghiêm túc về việc phi hạt nhân hóa và các vấn đề quan trọng khác - báo Nga kết luận.