VBF-Từ trước tới nay việc Mỹ luôn t́m cách triển khai các hệ thống quân sự gần biên giới Nga đă không c̣n là chuyện lạ. Để đáp trả lại sự đe dọa này ngoài sự phản đối Nga cũng triển khai không ít các hệ thống pḥng thủ. Hiện theo tính toán Mỹ chỉ mất 15 phút để tấn công Nga bằng tên lửa vậy Nga sẽ chống trả bằng thứ vũ khí nào.?Tổng thống Putin nh́n nhận các tên lửa của Mỹ có thể từ Bắc Cực phóng tới Moscow chỉ trong 15 phút, hiện tại Nga đang có những đối sách ǵ?
Bắc Cực : Trận chiến mới?
Trong cuộc đối thoại trực tuyến thường niên vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của “chiến trường” Bắc Cực, nơi có trữ lượng dầu khí khổng lồ với giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đô la đang được nhiều nước phương Tây ḍm ngó gần đây.
Khu vực này cũng mang tính chất an ninh chiến lược khi các hoạt động quân sự từ bên ngoài có thể gây nguy hiểm đến Nga.Nhận thức rơ vai tṛ địa chiến lược tại nơi băng giá nhất trên thế giới, Tổng thống Putin cho biết, Moscow nên triển khai một hệ thống pḥng thủ tên lửa tại Bắc Cực, đặc biệt trong bối cảnh các hoạt động của tàu ngầm Mỹ đang tiến gần đến biên giới Nga.
"Các chuyên gia của chúng ta biết rằng, tàu ngầm Mỹ đang làm nhiệm vụ ở phía bắc Na Uy, các tên lửa của Mỹ có thể phóng tới Moscow chỉ trong 15 phút. Chúng ta nên hiểu những ǵ đang xảy ra ở đó. Chúng ta nên bảo vệ khu vực này và nên xem xét triển khai hệ thống cảnh báo tên lửa", nhà lănh đạo Nga nh́n nhận.
Ông Putin cũng khẳng định, trước đây Moscow đă không để tâm tới Bắc Cực. Tuy nhiên, t́nh h́nh giờ đă thay đổi. Với việc băng tan đi nhiều, Bắc Cực sẽ sớm trở thành tuyến đường hàng hải mới, trong khi Mỹ, Canada và các quốc gia phương Tây sẽ không chậm chân trong cuộc chiến giành quyền lợi tại phía Bắc địa cầu.
Hải quân Mỹ đang phát triển máy bay không người lái cho mục đích khám phá Bắc Cực, trong khi Canada muốn Mỹ, Na Uy và Đan Mạch cùng tham gia xây dựng hệ thống vệ tinh truyền thông quân sự nhằm phục vụ cho hoạt động thám hiểm tại đây.
Nga bắt đầu coi trọng hơn ở vùng phía bắc quốc gia kể từ năm 2014. Ngay từ thời điểm đó quân đội nước này đă cải thiện mạnh mẽ khả năng tác chiến ở Bắc Cực.
Moscow đang chỉ huy hạm đội tàu phá băng lớn nhất trên thế giới, ngoài ra nước này cũng có một lực lượng tàu ngầm đủ khả năng hoạt động nhuần nhuyễn tại địa h́nh băng ở khu vực này.
Theo Sputnik, khí hậu Bắc cực khắc nghiệt làm hạn chế đi rất nhiều khả năng triển khai đội tấn công tàu sân bay. Do đó bất cứ lực lượng hải quân, hay không quân nào của địch khó có thể tự bảo vệ ḿnh trước sự phong tỏa của máy bay chiến đấu đến từ Nga như tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31, máy bay ném bom chiến lược Tu-95, hay máy bay chống ngầm Tu-142.
Những hệ thống tên lửa tối tân
"Không c̣n là bí mật, Nga đang tiến hành một chương tŕnh toàn diện dài hạn về việc duy tŕ an ninh ở Bắc Cực. Chúng tôi đang xây dựng các căn cứ mới với công nghệ tiên tiến nhất, nhằm thích ứng với điều kiện khắc nghiệt nơi đây”, nhà phân tích quân sự Nga Victor Baranets nói với Sputnik.
Tuy nhiên, ông Victor b́nh luận, sự gia tăng quân sự Nga ở Bắc Cực chỉ nhằm mục đích bảo vệ biên giới đất nước thay v́ những dấu hiệu cho thấy họ đang chuẩn bị cho chiến tranh.
Hồi đầu tháng 5, Nga đă lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng hệ thống tên lửa đất đối không Arctic Pantsir-SA và hệ thống tên lửa Tor-M2DT với trọng tâm nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nga ở Bắc Cực.
Hệ thống Pantsir-SA mới nhất được đặt trên khung gầm xe bọc thép bánh xích DT-30PM Vityaz mang đến khả năng hoạt động dễ dàng trên địa h́nh băng giá. Hai pháo pḥng không 2A38 được thay thế bằng tên lửa SAM, số ống phóng tên lửa cũng tăng từ 12 lên 18, theo trang phân tích quân sự Jane’s 360.
Được biết, các cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa đất đối không Arctic Pantsir-SA của Nga sẽ được tiến hành trong tháng 6 này. Với hệ thống đa kênh theo dơi mục tiêu, tên lửa pḥng không hiện đại, vũ khí mới của Nga đảm bảo khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không trong bán kính 20km.
Trong khi đó, hệ thống Tor-M2DT có khả năng bảo vệ không phận từ các cuộc không kích của đối phương trong bán kính ít nhất là 15km. Hệ thống có khả năng đối phó với đa dạng các mục tiêu, bao gồm thiết bị bay không người lái (UAV), máy bay, trực thăng, tên lửa hành tŕnh, tên lửa dẫn đường...
Tư lệnh Lục quân Nga, Đại tướng Oleg Salyukov cho biết, các hệ thống tên lửa pḥng không mới hoàn toàn đủ khả năng thực thi các nhiệm vụ đảm bảo an ninh của Nga trong điều kiện khí hậu khó khăn như Bắc Cực, trong những t́nh huống thiếu sự trợ giúp từ căn cứ trong nước.
|