Qatar ngày 5/6/2017 bất ngờ bị nhiều nước cắt đứt quan hệ. Nhiều quốc gia đă dấy lên lo ngại xảy ra chiến tranh vùng vịnh. Cách đây gần 2 thập kỷ, một cuộc chiến tranh đă nổ ra và để lại hậu quả nặng nề.
Xe tăng chủ lực T-72 của quân đội Iraq tham gia chiến tranh vùng Vịnh.
Ngày 5.6.2017, liên minh các quốc gia Ả Rập gồm Bahrain, UAE, Ả Rập Saudi và Ai Cập bất ngờ cắt đứt quan hệ ngoại giao và kinh tế với Qatar, cáo buộc nước này tài trợ khủng bố. Nhiều chuyên gia lo ngại một cuộc chiến có thể xảy ra, gợi nhắc đến chiến tranh vùng Vịnh thập niên 1990 mà hậu quả nặng nề vẫn c̣n để lại tới ngày nay.
Cái cớ để Mỹ dồn quân tấn công Iraq
Ít giờ sau khi Iraq dồn quân tấn công Kuwait, Liên Hiệp Quốc đă thông qua nghị quyết 660, lên án cuộc tấn công xâm lược và yêu cầu rút quân. Liên minh Ả Rập trong ngày 3.8.1990 cũng đưa ra nghị quyết lên án chính quyền Baghdad và yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức.
Xe tăng chủ lực T-72 của quân đội Iraq tham gia chiến tranh vùng Vịnh.
Ngay khi biết tin Iraq chiếm đóng Kuwait, giới chức quân sự Mỹ đă rất lo ngại v́ lượng dầu thế giới đang nằm trong tay chính quyền Baghdad. Dự kiến lượng dầu này lên tới 20% tổng lượng cung thế giới và nếu Iraq dồn quân chiếm Ả Rập Saudi, Iraq sẽ chiếm tới 40% lượng dầu toàn cầu. Điều này sẽ khiến việc Mỹ can thiệp thêm khó khăn và tốn kém.
Tổng thống Mỹ George H.W.Bush (Bush cha) thông báo rằng Mỹ sẽ thực hiện chiến dịch bảo vệ toàn diện, quy mô lớn nhằm ngăn chặn Iraq tấn công Ả Rập Saudi với tên gọi “Lá chắn sa mạc”. Cầu không vận lớn nhất trong lịch sử nối Mỹ, châu Âu, Ả Rập Saudi, các lực lượng chiến đấu chủ lực, khí tài và vũ khí được điều động tới vùng Vịnh.
Tổng thống Bush (cha) thăm Ả Rập Saudi năm 1990.
Các tàu sân bay hạt nhân lớn nhất của Mỹ được điều tới vịnh Oman và biển Hồng Hải. Ngày 5.8, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ và Bộ Tư lệnh Trung tâm tuyên bố sẽ đưa quân sang Ả Rập Saudi và rút đi khi hoàn thành chiến dịch. Vua Fahd của Ả Rập Saudi ngày 5.8.1990 cũng gửi yêu cầu nhờ Mỹ giúp đỡ.
Hai tàu chiến USS Eisenhower và USS Independence trong t́nh trạng sẵn sàng chiến đấu từ ngày 8.8 và 48 chiến đấu cơ F-15 cũng hạ cánh tại sân bay Ả Rập Saudi để tuần tra không phận, ngăn ngừa Iraq có hành động quá mức. Hai chiến hạm khác là USS Missouri và USS Wisconsin cũng lên đường tới vùng Vịnh, nâng tổng số quân Mỹ tại khu vực lên con số nửa triệu lính.
Tăng T-54 của Iraq bị quân Mỹ bắn cháy
Mỹ đưa ra rất nhiều lí do giải thích việc dính líu vào cuộc xung đột quân sự tại vùng Vịnh. Đầu tiên, quốc gia này nhấn mạnh mối quan hệ lâu dài với đồng minh Ả Rập Saudi. Lí do này không được dân Mỹ chấp thuận và họ lên án với khẩu hiệu “Không đổi máu lấy dầu”. Lí do thứ hai cũng không được nhiều quốc gia ủng hộ là việc Mỹ tuyên bố Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và vũ khí hạt nhân, có thể đe dọa an nguy khu vực. Lực lượng đồng minh do Mỹ dựng lên chống Iraq gồm 34 quốc gia, Mỹ chiếm 74% quân số với hơn 660.000 quân.
Nhiều giải pháp ḥa b́nh đưa ra và Washington tuyên bố sẽ không đánh Iraq nếu quốc gia này rút quân vô điều kiện khỏi Kuwait. Tuy nhiên, Baghdad tuyên bố chỉ rút quân chừng nào Syria rút quân khỏi Lebanon và Israel rút quân khỏi bờ Tây, dải Gaza và cao nguyên Golan.
Máy bay F-15E của lính Mỹ trước chiến dịch “Lá chắn sa mạc”.
Ngày 12.1.1991, Quốc hội Mỹ thông qua quyết định cho phép Tổng thống George Bush được toàn quyền sử dụng lực lượng quân sự để tấn công Iraq nếu nước này không rút quân khỏi Kuwait. Các quốc gia khác đồng minh với Mỹ cũng thực hiện điều tương tự.
“Băo táp sa mạc” quét vào Iraq
Đoàn xe của thủy quân lục chiến Mỹ chi viện cho Ả Rập Saudi.
Rạng sáng 17.1.1991, tên lửa hành tŕnh Tomahawk của Mỹ phóng cấp tập từ các tàu chiến vào mục tiêu quân sự, đồn chỉ huy của Iraq. Ṭa nhà thông tin tại thủ đô Baghdad là nơi đầu tiên trúng tên lửa, mở đầu cho trận càn “Băo táp sa mạc”.
400 máy bay của liên quân liên tục tấn công các cơ sở trọng yếu, đầu mối thông tin, căn cứ không quân, trận địa pháo cao xạ, tên lửa, các nhà máy hóa học, nguyên tử của Iraq. Măi sau đó một tiếng đồng hồ, quân đội Iraq mới có biện pháp đáp trả bằng tên lửa và pháo pḥng không. Ngoài ra, quân đội Baghdad dùng tên lửa Scud bắn sang Israel và Ả Rập Saudi. Sau đó vài tiếng, Tổng thống Mỹ George W.H.Bush đọc diễn văn tuyên chiến Iraq.
Trực thăng Kuwait áp tải lính Iraq bị bắt làm tù binh.
Quân đội Iraq là một lực lượng thiện chiến, kinh qua nhiều thử thách với số lượng quân thường trực hơn 1 triệu người, 10 vạn xe tăng và xe bọc thép, 3.000 khẩu pháo cỡ lớn. Iraq có lực lượng mặt đất lớn nhất vùng Vịnh và lớn thứ 4 thế giới. Ngoài ra, quân đội nước này sở hữu 700 máy bay chiến đấu với các loại hiện đại như E18, Mig-29 và Su-24. Tên lửa của Iraq rất đa dạng từ tên lửa pḥng không SAM, tên lửa Roland, pháo cao xạ 7.000 khẩu...
Lực lượng hải quân của Iraq chỉ gồm tàu tuần dương nhưng có trang bị tên lửa Styx, tầm bắn dưới 100km và nhiều thủy lôi các loại. Iraq sở hữu tên lửa Scud, tầm bắn 600-700km mang đầu đạn truyền thống, sinh học và hóa học. Có thông tin Iraq c̣n chuẩn bị sản xuất vũ khí hạt nhân.
Lính Iraq bị bắt ở giữa sa mạc, xung quanh là lính Mỹ canh chừng.
Dù có lực lượng đông nhưng quân đội Iraq “không tinh”. Trong khi Iraq chỉ sở hữu máy bay thế hệ 2 và vài chiếc thế hệ 3 th́ Mỹ và liên quân đă có máy bay thế hệ 4. Mỹ sử dụng trong chiến dịch “Băo táp sa mạc” hơn 20 loại máy bay, 44 đời. Mỗi ngày, Mỹ điều hơn 1.000 đợt không kích từ mọi địa h́nh. Các loại vũ khí, máy bay chiến đấu, ném bom, bộ chỉ huy thông tin, điều khiển của Mỹ đều mạnh hơn Iraq nhiều lần.
Ngay từ đầu chiến dịch, Mỹ đă tập trung phá hủy các cơ sở thông tin, căn cứ không quân và pḥng không của Iraq. Vậy nhưng, Iraq không hề có bất ḱ phản kháng nào và nhanh chóng bại trận dưới chiến dịch quy mô lớn nhất của Mỹ.
Phương tiện quân sự Iraq bị bắn cháy.
Nhiều chuyên gia quân sự từng đánh giá cao năng lực pḥng không của Iraq với hơn 7.000 khẩu pháo cao xạ tuy nhiên chỉ có duy nhất 1 máy bay Mỹ bị bắn cháy. Máy bay tàng h́nh của Mỹ như “đi dạo ở chốn không người” trước các tên lửa đất đối không của Iraq. Số máy bay này xuất phát từ vịnh Ba Tư hoặc căn cứ quân sự tại Ả Rập Saudi. Trong tuần đầu tiên của chiến dịch, Iraq mất 38 máy bay chiến đấu và hơn 100 chiếc phải bay sang Iran trốn. Ngày 23.1, Iraq bất ngờ xả 1 triệu thùng dầu thô ra biển, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sau khi hạ dễ dàng các căn cứ chỉ huy đầu năo, Mỹ tập trung tiêu diệt cơ sở thông tin, điều khiển của Iraq. Giai đoạn ba của cuộc chiến là tấn công các xe chở tên lửa Scud do chúng linh động nên rất khó công phá từ máy bay. 1/3 lực lượng liên quân được sử dụng vào mục đích này. Các cơ sở quân sự và bán quân sự như nhà máy lọc dầu, đường sắt, cầu đường, cảng biển trở thành mục tiêu tấn công.
Thống kê cho thấy hàng chục ngàn lính Iraq bị thiệt sau chiến dịch “Băo táp sa mạc”.
Để giải vây cho cuộc chiến, Iraq chọn giải pháp bắn cấp tập tên lửa Scud vào Ả Rập Saudi và Israel với hy vọng liên quân Ả Rập rút lui và nhà nước Do Thái tham chiến. Tuy nhiên, chính quyền Jerusalem giữ thái độ trung lập và các nước Ả Rập vẫn tiếp tục tham chiến, trừ Jordan. Tên lửa Scud được đánh giá là có tầm bắn và sức công phá tốt, nhưng chuyên gia quân sự Mike Dean từ tạp chí quân sự IHS Jane’s nói rằng “việc tăng tầm bắn Scud khiến tên lửa giảm sức công phá đi rất nhiều và thường chệch mục tiêu”.
Lần duy nhất Iraq phản công mạnh mẽ là ngày 29.1.1991 khi 1.500 quân với 80 xe tăng tấn công lực lượng liên quân ở Khafji, Ả Rập Saudi. Dù vậy, khi trận chiến này kết thúc, Iraq cũng phải rút quân sau 2 ngày do lính thủy đánh bộ Mỹ và không quân tiến vào yểm trợ. Việc không chiếm được vị trí chiến lược Khafji là sai lầm nghiêm trọng của Iraq. Chỉ cần làm chủ khu vực trọng yếu này, Iraq sẽ kiểm soát lượng lớn dầu cung cấp cho Trung Đông và tấn công lực lượng Mỹ triển khai dọc chiến tuyến.
Kết thúc chiến dịch “Băo táp mạc” với cách đánh thần tốc và có trọng điểm, Mỹ chiếm được ưu thế quá lớn và Iraq thất bại từ những giây phút đầu tiên. Tạp chí Time của Mỹ ước tính trong 38 ngày đêm không kích, Mỹ phá hủy hơn 1.685/5.500 xe tăng của Iraq, 1.400 khẩu pháo, 97 máy bay tiêm kích. Toàn bộ hệ thống cầu cống, đường xá bị phá hủy nghiêm trọng. Hơn 45 vạn quân của Iraq co cụm và không phát huy được sức mạnh của lực lượng đông nhất vùng Vịnh.