Qatar là một quốc gia mà mọi thứ đều phải nhập khẩu. Chính sách cấm vận của 4 nước vùng Vịnh khiến cho những người dân ở Qatar sẽ khốn đốn. Rơ ràng chính sách cấm vận Qatar đang vi phạm quyền con người. Doha đang tìm kiếm giải pháp nhằm thoát ra khỏi tình trạng phong tỏa từ những đất nước "láng giềng"...
Một tổ chức về quyền con người của Qatar đang lên kế hoạch khởi kiện lệnh cấm vận từ liên minh bốn nước Ả Rập Xê-út, Ai cập, UAE và Bahrain, khi cho rằng nó gây ảnh hưởng têu cực lên nền kinh tế và đặc biệt là quyền con người không những của Qatar mà c̣n đối với chính 4 quốc gia trên.
Chính sách cấm vận khiến giao thương hàng hóa của Qatar ảnh hưởng nghiêm trọng
Ông Ali bin Smaikh Al Marri, Chủ tịch hội đồng Quyền con người Quốc gia, phát biểu với phóng viên Bloomberg tại thủ đô Doha rằng cơ quan này đang tìm kiếm một hãng luật nổi tiếng để chính thức đưa vụ kiện này lên Tòa án quốc tế, song song với việc tổ chức một cuộc gặp với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Trong một động thái bất ngờ ngày 5/6 vừa qua, 4 nước vùng Vịnh là Ả Rập Xê-út, UAE, Bahrain và Ai Cập đồng thời cắt quan hệ chính trị và tiến hành cấm vận với Qatar, nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. Những quốc gia này buộc tội Qatar gây bất ổn khu vực với việc ủng hộ Iran, và tài trợ cho những tổ chức khủng bố như al-Qaeda hay IS.
Chính sách cấm vận được cho là đang cản trở việc nhập khẩu lương thực và nguyên liệu của Qatar. Ngoài ra, công dân của 4 nước vùng Vịnh tiến hành cấm vận Qatar sẽ có 2 tuần để rời khỏi đất nước này, gây ra cảnh gia đình phân tán, loạn lạc ở khu vực vốn đã tồn tại nhiều bất ổn như Trung Đông.
Bên cạnh đó, người dân Qatar sẽ không được phép tiến hành những cuộc hành hương tới thánh địa Mecca (trong lănh thổ Ả Rập Xê-út) theo truyền thống đạo Hồi trong tháng lễ Ramadan đang diễn ra trong tháng 6 này.
“Kể cả khi bất ổn chính trị không được giải quyết, th́ chính sách phong tỏa ảnh hưởng tới người dân vẫn phải được dỡ bỏ. Đây chính là hành động vi phạm tới quyền tự do của con người,” ông Al Marri phát biểu.
Tổ chức Ân xá Quốc tế trong một bài phát biểu hôm 9-6 cũng cho rằng liên minh của Ả Rập Xê-út đang “Đùa giỡn vói cuộc sống của hàng nghìn dân thường”.
“Người dân trong khu vực, không chỉ mỗi Qatar, mà còn cả những nước tiến hành lệnh phong tỏa, đều phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm, hạn chế đi lại, ảnh hưởng rất lớn và tạo ra nguy cơ bất ổn đối với nền kinh tế Trung Đông và thế giới” Ông James Lynch, Giám đốc ủy quyền của Tổ chức Ân xá Quốc tế phát biểu.
“Tất cả các bên liên quan phải đảm đảm bảo những hành động của họ không dẫn tới vi phạm về quyền con người”, ông James Lynch nhấn mạnh.
Ngày 10/6, Chính phủ Qatar cũng tiết lộ đă chi trả khoản tiền trị giá 2,5 triệu USD để thuê công ty luật Ashcroft của cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ John Ashcroft cho một cuộc điều tra kéo dài 90 ngày nhằm chứng minh những nỗ lực của quốc gia này trong việc chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.
Khủng hoảng chính trị ở Trung Đông đang làm xáo trộn thị trường năng lượng thế giới. Không lâu sau khi Ả rập Xê út, Bahrain, UAE và Ai Cập tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, giá dầu trên thế giới đă bắt đầu tăng. Tại Mỹ, sau một thời gian sụt giảm, giá dầu giao sau đă tăng 1,6% trên sàn New York.
Việc giá dầu tăng mạnh phản ánh lo ngại của nguồn cầu trên thế giới rằng chính sách cấm vận đối với Qatar sẽ gây trở ngại không nhỏ đối với việc vận chuyển loại năng lượng hóa thạch này.