Ở Việt Nam thời xưa, sau khi lấy chồng thường th́ họ mất luôn cái tên mà cha mẹ đặt cho họ, thường gọi là "tên cúng cơm". Thay vào đó được gọi theo tên chồng nhưng cho đến nay hầu như không c̣n hiện tượng này ở thành phố mà chỉ c̣n lác đác ở nông thôn. Nhưng phụ nữ Mỹ, truyền thống này vẫn c̣n, mặc dù luật pháp ngày nay không bắt buộc nhưng phần đông phụ nữ Mỹ, Anh vẫn đổi tên, chuyển sang họ của chồng sau khi kết hôn.
Lư do bắt nguồn từ vấn đề pháp lư. Nhiều thập kỷ trước, luật pháp không cho phép phụ nữ giữ lại họ sau khi kết hôn bởi luật coi cặp vợ chồng là “một người” về mặt pháp lư.
“Một người” ở đây là người chồng, người có danh tính thay thế cho vợ, chỉ người chồng mới có quyền bầu cử, quyền nắm tài sản, quyền làm luật...
Thực tế, chỉ có năm 1972, các bang ở Mỹ mới cho phép người phụ nữ giữ lại tên thời con gái của ḿnh nếu họ muốn.
Phần đông phụ nữ phương Tây vẫn chuyển sang họ của chồng sau khi kết hôn dù luật không bắt buộc (Ảnh: BBC)
Dù luật pháp ngày nay không bắt buộc người phụ nữ chuyển sang họ chồng sau khi kết hôn, tuy nhiên nếu không đổi sẽ bị coi là hành vi bất thường ở Mỹ.
Thực tế đă chứng minh điều này khi năm 2013 có đến 90% phụ nữ chuyển sang họ chồng sau khi kết hôn và có đến 50% người Mỹ cho rằng phụ nữ không chuyển sang họ chồng sau khi kết hôn là bất hợp pháp.
Ở Anh, số phụ nữ đổi sang dùng họ chồng sau khi kết hôn đă giảm theo các năm, tuy nhiên vẫn giữ ở tỷ lệ lớn. Năm 1994, 94% phụ nữ Anh chuyển họ khi lấy chồng. Đến năm 2013, con số này giảm c̣n 74%. Nghiên cứu năm 2014 chỉ ra 54% phụ nữ Anh vẫn chuyển sang họ chồng sau khi làm đám cưới.
Ư tưởng phụ nữ đổi sang dùng họ của chồng bắt nguồn từ nước Anh từ thời người Norman chinh phạt Anh, khoảng thế kỷ 14. Người Pháp đến Anh mang theo quan điểm về người đàn bà cần có sự che chở của chồng.
Họ cho rằng, sau khi kết hôn người vợ sẽ không tồn tại như một cá thể độc lập trên vấn đề pháp lư nữa, mà sẽ là một thực thể thống nhất với người chồng, người chồng là đại diện. V́ vậy, sau khi kết hôn người vợ phải dùng họ của chồng.
Một văn bản pháp luật năm 1340 viết: “Khi người phụ nữ lấy chồng, cô ta sẽ mất toàn bộ họ của ḿnh và chỉ được gọi bởi cái tên “vợ của…”. Cô ta chỉ được nhận dạng dựa trên mối quan hệ với chồng của ḿnh”.
Phụ nữ có thực sự muốn đổi sang họ chồng?
Trên thực tế, không phải ai cũng muốn chuyển sang họ của chồng sau khi kết hôn. Đặc biệt là những phụ nữ trẻ và có học vấn cao, họ cho rằng việc phải chuyển sang họ chồng sau khi kết hôn là đánh mất danh tính, cái tôi cá nhân của ḿnh.
Nghiên cứu của tạp chí Time năm 2015 cho thấy, phần đông phụ nữ Mỹ vẫn lấy họ chồng khi kết hôn. Tuy nhiên ngày càng nhiều phụ nữ giữ lại tên thời con gái của ḿnh sau khi lập gia đ́nh. Khoảng 30% phụ nữ giữ lại tên thời con gái của ḿnh theo các cách khác nhau (20% giữ toàn bộ tên họ của ḿnh, 10% kết hợp với họ của chồng).
Lucy Stone, một nữ hộ sinh ở Massachusetts, là người đầu tiên phát động phong trào phụ nữ giữ lại tên khai sinh khi lấy chồng. Năm 1855 bà kết hôn và từ chối chuyển sang họ của chồng. V́ điều này mà bà bị tước quyền bỏ phiếu năm 1879 trong một cuộc bầu cử ở tiểu bang bà đang sinh sống.
Một cái tên nổi bật khác trong cuộc đấu tranh giữ lại tên khai sinh cho phụ nữ kết hôn là bà Frances Perkins, người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Nội các Hoa Kỳ. Năm 1913, bà Perkins kết hôn với Paul Caldwell Wilson và quyết định giữ lại họ tên khai sinh của ḿnh v́ lư do công việc.
Năm 1924, bệnh viện muốn đổi tên của y tá sang họ của chồng trong bảng lương nhưng cô y tá đă từ chối và muốn giữ lại tên khai sinh của ḿnh.
Ngày nay, phụ nữ không gặp bất cứ vấn đề ǵ về pháp lư khi đổi sang họ của chồng hay giữ lại tên thời con gái. Phần lớn phụ nữ vẫn chọn đổi sang họ của chồng khi kết hôn, nhưng xu hướng giữ lại tên khai sinh được dự đoán là sẽ phát triển trong tương lai.