Gần đây, trong khi các nước gây áp lực lên Triều Tiên th́ Nga lại bắt đầu tăng cường giúp quốc gia này giữ kết nối với phần c̣n lại của thế giới.
Trung Quốc, từng là nước bảo trợ chính cho Triều Tiên, giờ đă tuyên bố hạn chế than đá và thuyết phục ông Kim Jong-un ngừng các chương tŕnh phát triển tên lửa hành tŕnh và hạt nhân.
Trong khi đó, so với cùng kỳ năm ngoái, Nga tăng 73% trao đổi ngoại thương với Triều Tiên. Ngoài việc tăng cường các lô hàng than đá, Nga c̣n có một số động thái khác nhằm mở rộng thương mại với Triều Tiên.
Cụ thể, tháng 5 vừa qua, công ty Investstroytrest của Nga đă mở tuyến phà mới nối thành phố cảng Vladivostok của Nga tới thành phố Rajin của Triều Tiên. Mikhail Khmel, Phó giám đốc của công ty này cho biết, tuyến phà là để phục vụ khách du lịch Trung Quốc đi thăm Vladivostok bằng đường biển.
Theo hăng thông tấn Nga TASS, tháng 1/2017, các quan chức ngành đường sắt Nga đă tới thăm Triều Tiên để thảo luận việc nâng cấp tuyến đường sắt Rajin-Hasan nối Nga với bán đảo Triều Tiên.
Không chỉ có vậy, Nga và Triều Tiên c̣n đạt được thoả thuận nhập cư lao động bổ sung cho lực lượng 40.000 lao động Triều Tiên đang được thuê để làm việc trong ngành công nghiệp gỗ và xây dựng của Nga. Đây là một nguồn thu ngoại tệ chính cho chính quyền Kim Jong-un, theo báo Nihon Keizai của Nhật Bản.
Động thái này diễn ra bất chấp Nga đă thông qua các biện pháp trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, kêu gọi cắt giảm thương mại với Triều Tiên để trừng phạt nước này sau 2 vụ thử hạt nhân vào năm ngoái và các vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo đang diễn ra mà nước này tuyên bố là nhằm phát triển một hệ thống tấn công hạt nhân có thể vươn tới nước Mỹ. Ngày 21/5, Hội đồng Bảo an đă đưa ra một tuyên bố đồng thuận khẳng định sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với Triều Tiên sau khi nước này thử nghiệm một tên lửa tầm xa khác.
Hiện Trung Quốc hỗ trợ giải quyết 90% hoạt động kinh tế của Triều Tiên với phần c̣n lại của thế giới và Mỹ đang gây áp lực để Trung Quốc sử dụng kim ngạch thương mại 6,6 tỷ USD/năm nhằm trấn áp chương tŕnh phát triển vũ khí của Triều Tiên. Theo một số nhà phân tích, Nga tăng cường quan hệ thương mại với Triều Tiên sẽ phủ nhận một số điều Trung Quốc có thể làm.
Giáo sư thỉnh giảng James Brown tại Đại học Temple, Tokyo, cho rằng hoạt động thương mại của Nga phù hợp với quan điểm của nước này với Triều Tiên. Ông nhận định: “Nga không muốn cô lập Triều Tiên. Họ muốn Triều Tiên có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động với phần c̣n lại của thế giới. Nga vẫn phản đối chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên nhưng cũng thông cảm hơn với nước này”.
Theo Sputnik, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 1/5 lên án vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên, coi đây là động thái “nguy hiểm” và Nga “dứt khoát phản đối mở rộng nhóm các quốc gia hạt nhân”. Tuy nhiên, ông Putin cũng chỉ trích chính sách của Mỹ với Triều Tiên, tiêu biểu như tổ chức các cuộc tập trận quân sự gần bán đảo Triều Tiên và những lời đe dọa khiêu khích của cả Tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Putin tuyên bố: “Chúng ta cần nối lại đối thoại với Triều Tiên, ngừng đe doạ nước này và t́m cách giải quyết những vấn đề này một cách ḥa b́nh”.
Cũng theo ông Brown, Tổng thống Putin cho rằng sở dĩ Triều Tiên có những động thái khiêu khích, “nhưng nước này buộc phải hành động như vậy v́ Hàn Quốc và Mỹ đă có những hành động hiếu chiến như tiến hành tập trận quân sự và điều các tàu sân bay đến khu vực”.
Trong khi đó, tờ Huanqiu của nhà nước Trung Quốc trích dẫn lời của các quan chức nước này cho biết, Trung Quốc sẽ ngừng cung cấp dầu thô cho Triều Tiên nếu nước này tiếp tục thử nghiệm tên lửa hạt nhân hoặc tầm xa.
Chuyên gia phân tích Anthony Ruggiero của Quỹ bảo vệ các chế độ dân chủ tại Washington cho biết, tàu chở dầu thường xuyên chạy tuyến Nga-Triều và tuyến đường sắt đang sửa chữa là bằng chứng cho thấy Nga có thể thay thế một số nguồn cung cấp dầu từ Trung Quốc, nhưng không rơ liệu Nga có thể thay thế hoàn toàn hay không. “Nếu Trung Quốc thực sự ngừng, Nga có thể bù đắp hoàn toàn không? Tôi không chắc chắn rằng họ sẽ làm như vậy”, Ruggiero nói.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, mặc dù nhập khẩu than của Trung Quốc đă giảm xuống mức thấp trong nhiều năm kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra các biện pháp trừng phạt mới, nhưng nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc từ Triều Tiên lại tăng vào tháng 4 vừa qua, lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2014 và tăng 10% so với tháng 3.
Đánh giá về t́nh h́nh Triều Tiên và quan hệ Trung-Triều, ông Marcus Noland, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, cho rằng: Do có rất ít số liệu thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên nên cũng không rơ tác động của các biện pháp trừng phạt chính thức đối với Triều Tiên. Giá lương thực và nhiên liệu của Triều Tiên gần đây đă tăng, có thể là do: nguồn cung giảm v́ các biện pháp trừng phạt, ưu tiên cho quân đội, dân chúng đang tích trữ v́ sợ chiến tranh, hoặc người dân có thể giàu có hơn và mua thêm gạo.
Cũng theo ông Noland, có hai điều rơ ràng, đó là: Đồng tiền của Triều Tiên đă ổn định, “bất cứ điều ǵ đang diễn ra đều không có tác động lớn”. Mặc dù thương mại Nga-Triều đang tăng, đạt 130 triệu USD/năm, nhưng vẫn c̣n rất nhỏ so với mức 6,6 tỉ USD/năm thương mại của Trung Quốc.
Động thái của Nga tại Triều Tiên có thể gây khó khăn đối với Mỹ và các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản. Đó là lư do Nga sẽ tăng thương mại để tăng ảnh hưởng địa chính trị.
VietBF © sưu tầm