Việc Trung Quốc bành trướng quân sự đă trở thành sự thực. Trung Quốc mở rộng hoạt động quân sự trên nhiều nơi thế giới bằng cách xây dựng các căn cứ quân sự.
Bản cáo quốc pḥng thường niên của Bộ Quốc pḥng Mỹ năm nay dài 97 trang, có nhận định, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ lập căn cứ quân sự tại các quốc gia có cùng lợi ích chiến lược và mối quan hệ lâu dài với Bắc Kinh, điển h́nh như Pakistan.
Trước đó, vào tháng 2/2016 Trung Quốc đă xây căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài và nơi tọa lạc cơ sở này là Djibouti-một quốc gia châu Phi. Mỹ cũng có căn cứ quân sự mang tên Trại Lemonnier tại Djibouti.
Dù phía Trung Quốc bác bỏ thông tin trong báo cáo thường niên của Bộ Quốc pḥng Mỹ, tuy nhiên thực tế cho thấy nỗi lo của Mỹ đă thành hiện thực.
Cảng Gwadar có vị trí chiến lược ở Pakistan
Năm 2013, Trung Quốc kư thỏa thuận tiếp nhận cảng Gwadar của Pakistan. Đây là khu vực quan trọng nằm trong dự án hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) trị giá 57 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ.
Cảng Gwadar nằm ở biển Ả Rập, có vị trí chiến lược giữa Nam Á, Trung Á và Trung Đông. Cảng cũng nằm ở cửa Vịnh Ba Tư, không xa ngoài eo biển Hormuz.
Giới phân tích nhận định đây là một bước đi nhiều chiến lược của Bắc Kinh chứ không chỉ v́ lợi ích kinh tế.
Theo đó, việc tiếp nhận cảng Gwadar là bước tiến chiến lược của Trung Quốc trong việc đảm bảo chính sách năng lượng, vận tải hàng hải và thành lập một căn cứ hải quân trên biển Ả Rập. Trong đó, khả năng Trung Quốc biến Gwadar thành một trong “chuỗi ngọc” cảng quân sự dọc Ấn Độ Dương.
Trước đó, Bắc Kinh cũng tung ra hàng loạt sự giúp đỡ từ kinh tế đến chính trị đối với Myanmar, Sri Lanka, Bangladesh… để đổi lấy sự hiện diện tại các cảng biển của những nước này.
Một số chuyên gia Pakistan lo ngại thỏa thuận Gwadar là bước đệm để chính quyền Islamabad có thể cho Bắc Kinh sử dụng những căn cứ hải quân khác sẵn có như Karachi hay Qasim.
Bắc Kinh từng bác bỏ khả năng sử dụng cảng Gwadar cho mục đích quân sự, tuy nhiên việc phát triển bến cảng Gwadar, dù không thiết lập căn cứ hải quân thường trực tại đây, cũng sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho Bắc Kinh tăng cường sức mạnh ở Nam và Trung Á.
Quản lư cảng Gwadar sẽ giúp Trung Quốc khắc phục những điểm yếu chiến lược từ việc Bắc Kinh đang lệ thuộc eo biển Malacca chật hẹp và đông đúc nhập khẩu năng lượng.
Bên cạnh đó, nó c̣n giải quyết những yếu điểm tương tự ở eo biển Hormuz cách Gwadar không xa, nơi 60% dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua nhưng lại có sự hiện diện hùng hậu của hải quân Mỹ.
Trước Gwadar, Bộ Quốc pḥng Trung Quốc đă xây căn cứ quân sự Djibouti và khẳng định mục đích của cơ sở này là "tiếp tế cho hoạt động chống cướp biển, nhân đạo và ǵn giữ ḥa b́nh".
Phía Trung Quốc trấn an các nước phương Tây "không nên lo lắng với việc Trung Quốc t́m kiếm các tiền đồn quân sự”. Bộ Quốc pḥng Trung Quốc lư giải đây là điều các nước phương Tây đă thực hiện trên khắp thế giới nhiều năm qua.
Điều đáng nói, cơ sở nói trên của Trung Quốc chỉ cách căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Phi khoảng 8 dặm.
Theo mô tả của tướng David Rodriguez, Tư lệnh chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Phi hồi năm 2015, căn cứ tại Djibouti là căn cứ hậu cần, qua đó Trung Quốc có thể vươn tầm hoạt động.
Christopher Yung, người đă nghiên cứu về các giải pháp mở căn cứ quân sự ở nước ngoài của Trung Quốc, chỉ ra rằng:
“Những căn cứ hậu cần sẽ được thiết kế để giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài.
Hơn nữa, căn cứ quân sự cũng làm giảm gánh nặng chi phí về dịch vụ hậu cần cho các chiến dịch hải quân của Trung Quốc ở nước ngoài (phần lớn là chống hải tặc) ngoài việc hỗ trợ các chiến dịch bảo vệ công dân Trung Quốc cũng như tài sản của họ ở nước ngoài”, học giả Yung viết.
Trở lại với nhận định của Lầu Năm Góc, theo báo cáo gửi Quốc hội, sáng kiến thiết lập các căn cứ quân sự bổ sung ở những nước có quan hệ hữu nghị như Pakistan cùng với các chuyến thăm tàu hải quân đến cảng nước ngoài đều phản ánh và tăng cường ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời giúp mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội.
VietBF © Sưu tập