Tại Đối thoại Shangri-la, Úc cũng ra lời phản đối Trung Quốc về những hành động vi phạm luật pháp Quốc tế trên biển. Mỹ ra cảnh báo thép với Bắc Kinh rằng Mỹ không chấp nhận việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo trên Biển Đông, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ tuyên bố tại Đối thoại Shangri-la 16. Ông Mattis nhấn mạnh Mỹ phản đối việc "quân sự hóa các đảo nhân tạo, áp đặt những tuyên bố chủ quyền hàng hải quá đáng và không được luật pháp quốc tế ủng hộ".
Sau khi bị Mỹ chỉ trích tại Shangri-la, Trung Quốc khẳng định muốn cùng Washington củng cố ḷng tin chiến lược, đồng thời hủy diễn đàn Hương Sơn.
Kịch bản Nga-Mỹ đối đầu và nỗi đau Trung Quốc
Cảnh cáo thép của Mỹ với Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la
Phát biểu họp báo bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 ở Singapore ngày 3/6, Phó Giám đốc Viện Khoa học quân sự thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Trung tướng Hà Lôi cho rằng Trung Quốc và Mỹ nên tăng cường ḷng tin chiến lược lẫn nhau.
Ông Hà Lôi nhấn mạnh cuộc hội đàm thân thiện và hữu ích giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 4 vừa qua tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida, đă đặt nền tảng và tạo tiến tŕnh cho phát triển các quan hệ giữa hai nước.
Trung Quốc bị Mỹ chỉ trích nặng nề tại Shangri-la. Ảnh minh họa
Khi chỉ ra quan hệ giữa các lực lượng quân đội của Trung Quốc và Mỹ là một phần quan trọng trong các quan hệ giữa hai bên, ông Hà Lôi kêu gọi 2 nước tuân thủ các nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, tăng cường ḷng tin chiến lược lẫn nhau và tăng cường kiểm soát rủi ro.
Trước đó cùng ngày, trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 16, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis đă chỉ trích những hành động của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, đồng thời cho rằng Bắc Kinh “coi thường” lợi ích các nước trong khu vực.
“Phạm vi và tầm ảnh hưởng của các hành động xây dựng trên Biển Đông của Trung Quốc khác với những quốc gia khác ở một số mặt chính. Những điểm này bao gồm bản chất của các hoạt động quân sự hóa, sự thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế và hành vi coi thường lợi ích của các quốc gia khác”, ông Mattis nói.
Có thể coi những phát biểu của Phó Giám đốc Viện Khoa học quân sự là lời xoa dịu của Bắc Kinh sau những chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ.
Trong một động thái mang tính chất xoa dịu khác, năm nay Trung Quốc sẽ không tổ chức diễn đàn cấp cao thường niên về an ninh quốc pḥng ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương do các áp lực trong và ngoài nước.
Báo South China Morning Post (SCMP) dẫn nguồn tin từ một quan chức của Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc trực thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), đơn vị bảo trợ chính của diễn đàn Hương Sơn, cho biết thông tin này.
Diễn đàn Hương Sơn thường được tổ chức hàng năm vào tháng 9 hoặc đầu tháng 10, vốn được xem như một diễn đàn an ninh cạnh tranh với diễn đàn Đối thoại Shangri-la cũng diễn ra thường niên tại Singapore.
Một sĩ quan quân đội đă về hưu tại Bắc Kinh cho rằng, sở dĩ Trung Quốc không tổ chức diễn đàn Hương Sơn năm nay là v́ muốn tạo không khí thân mật hơn với các nước láng giềng, thu hút được nhiều ủng hộ hơn từ họ với các sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Tập Cận B́nh.
Vị cựu sĩ quan quân đội này phân tích: “Trung Quốc nhận ra rằng họ không nên đe dọa các nước láng giềng ở khu vực châu Á, mà phải tạo ra một t́nh h́nh an ninh ổn định tại châu Á - Thái B́nh Dương, từ đó Bắc Kinh mới có thể thuyết phục các nước nhỏ khác tham gia sáng kiến Vành đai và con đường của họ”.