Chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuchko cho biết, nếu Nga và Mỹ hợp tác, Moscow sẽ chuyển cho Washington tài liệu liên quan đến Dự án Kholod.
Nga giúp Mỹ
Dự án Kholod khởi đầu với việc áp dụng công nghệ làm đông lạnh. Từ sau đó, các kỹ sư đă tạo ra nhiều biến thể của động cơ phản lực tĩnh siêu âm được thử nghiệm.
Kết quả tốt nhất đạt được trong năm 1998 khi tốc độ ở mức Mach 6.5 được ghi nhận. Ở thời điểm đó, các kỹ sư bắt đầu nghiên cứu Kholod-2 và lên kế hoạch cho động cơ này có thể đạt tốc độ Mach 14. Tuy nhiên dự án này cũng bị hủy bỏ do thiếu kinh phí.
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
Chuyên gia Tuchkov nhấn mạnh rằng các kỹ sư Nga đă giúp đỡ người Mỹ khi Washington vẫn gọi Moscow là bạn. Kết quả thử nghiệm pḥng thí nghiệm bay Kholod đă được bán cho Mỹ. Thử nghiệm mới nhất tiến hành năm 1998 cũng được tiến hành với quỹ của Mỹ.
Nói cách khác, ông Tuchkov cho rằng người Mỹ đă được tiếp cận với nguồn dữ liệu vô giá về chương tŕnh này. Tuy nhiên, chuyên gia Tuchkov cho rằng kể cả có số tài liệu đó hay không th́ các kỹ sư Mỹ chưa đủ khả năng đạt được đến tầm ghi nhận trong chương tŕnh Kholod v́ X-51A của người Mỹ chỉ đạt được tốc độ Mach 5.
Trong khi đó, Nga đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển tên lửa siêu thanh. 3M22 Zircon được phát triển tại thành phố Reutov, tại Cục thiết kế rocket NPO Mashinostroyeniya. Thử nghiệm được bắt đầu từ năm 2015 với 5 lần phóng thử thành công với tốc độ trung b́nh được ghi nhận trên Mach 6 - tốc độ quá đủ để bảo đảm cho việc vượt qua bất cứ hệ thống chống tên lửa nào.
Ông Tuchkov cho biết, tên lửa siêu thanh Zircon dự kiến được bổ sung vào hỏa lực Nga trong khoảng những năm 2018 và 2020. Thời điểm Mỹ cũng dự kiến sẽ tạo ra đối thủ trước tên lửa siêu thanh của Nga, tuy nhiên kế hoạch này cũng gây ra nhiều nghi vấn.
Nga đi trước thời đại
Cùng với chương tŕnh Zircon, Nga c̣n tạo thế mạnh trước Mỹ khi đang phát triển hàng loạt dự án siêu thanh khác. Tuy nhiên, để chứng tỏ năng lực của ḿnh trong lĩnh vực này, Tư lệnh Lực lượng Pḥng không, Trung tướng Alexander Leonov cho biết Nga đang phát triển thiết bị bảo vệ chống lại các loại vũ khí siêu thanh.
Trong thời gian tới, thế giới sẽ phải đối mặt với các vũ khí siêu thanh. Thiết kế đầu đạn trên máy bay siêu thanh là xu hướng phát triển rất hứa hẹn. Theo đó, những nghiên cứu này cần được phát triển để chống lại cuộc tấn công bằng các phương tiện bay siêu thanh, và phải được tiến hành khẩn trương – ông Leonov nói.
Cũng theo khẳng định của vị tướng này th́ mối đe dọa siêu thanh cấp bách nhất hiện nay là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa tầm trung. Hồi tháng 4, các chuyên gia Nga đă thử nghiệm thành công đầu đạn siêu thanh trên tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tại khu vực vùng Orenburg đă thử nghiệm ICBM RS-18 (NATO gọi chúng là Stiletto) với một đầu đạn mới. Theo các nguồn tin nước ngoài, các đầu đạn siêu thanh của Nga có khả năng bay ở tốc độ vượt quá 11.000 km mỗi giờ cùng với khả năng vận động linh hoạt gây khó khăn cho các hệ thống pḥng không.
Sự xuất hiện ở Nga các loại vũ khí như vậy sẽ làm mất đi ư nghĩa của các hệ thống pḥng thủ tên lửa hiện nay, bởi v́ chúng không có khả năng đánh chặn các mục tiêu bay ở tốc độ cao với một quỹ đạo khó lường. Các loại vũ khí siêu thanh đang được các nước tích cực nghiên cứu phát triển đặc biệt ở Trung Quốc, Mỹ và Pháp.
Hệ thống pḥng không xuất hiện đầu tiên có khả năng đánh chặn được các mục tiêu siêu thanh đó là S-500 của Nga, Phó Tư lệnh lực lượng pḥng không vũ trụ Nga, Trung tướng Viktor Gumennyy cho biết trong tháng 4 vừa qua.
Theo nguồn tin trước đó th́ hệ thống S-500 có thể phát hiện và cùng lúc tấn công 10 mục tiêu đạn đạo siêu thanh ở tốc độ hành tŕnh trên 7km/s và đánh chặn cả tên lửa siêu thanh. Hệ thống này có thể hạ được mục tiêu ở độ cao 200km như các thiết bị bay do thám và vệ tinh tầm thấp.
VietBF © Sưu tập