Mấy ngày nay Bắc Kinh đă tức điện khi Mỹ cho tàu chiến hạm tuần tra quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép quanh đảo Trường Sa của Việt Nam. Họ coi đây là hành động khiêu khích của Mỹ. Đây rơ ràng là Mỹ đang nắn gân Trung Quốc sau một thời gian "quên nhăng" v́ t́nh h́nh Trung Đông và Triều Tiên đang nóng.
Hôm 24/5, báo Mỹ Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Dewey của Mỹ đă di chuyển trong khu vực 12 hải lư xung quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong ngày 24/5. Trung Quốc hiện đă bồi lấp đá Vành Khăn thành đảo nhân tạo phi pháp với đường băng, cầu cảng và các công tŕnh quân sự kiên cố.
Hoạt động của tàu Mỹ ngày 24/5 đánh dấu lần đầu tiên các cuộc tuần tra “đảm bảo tự do hàng hải", để bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi lư của Trung Quốc trên Biển Đông được nối lại dưới thời Tổng thống Trump.
Trước đây, tất cả những đề nghị tương tự từ giới quân sự Mỹ đều bị ông Trump từ chối. Thậm chí, các nhà phân tích kết luận chính sách của chính phủ Trump là giảm bớt áp lực với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông để có được sự ủng hộ tác động tới Triều Tiên.
Và theo giới b́nh luận, sự kiện tàu khu trục Mỹ tiến vào vùng 12 hải lư của đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa và diễn tập ở đó có tác dụng trấn an các nước hy vọng được Mỹ ủng hộ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Đây cũng được coi là hành động thách thức mạnh mẽ nhất của Mỹ nhắm tới hoạt động xây đảo phi pháp của Trung Quốc trên vùng biển chiến lược này.
Đồng thời, động thái mới nhất này cho thấy chính quyền mới của Mỹ dường như vẫn kiên định với chính sách xoay trục sang châu Á, trong đó có việc ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Dewey của Mỹ
Ông Jeff Davis, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, đă từ chối b́nh luận về hoạt động trên, nhưng khẳng định: "Chúng tôi hoạt động ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương hàng ngày, trong đó có Biển Đông. Chúng tôi hoạt động tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi thực hiện các hoạt động tự do bay, tự do hàng hải ở bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép. Hoạt động tự do hàng hải không nhằm vào bất cứ một quốc gia nào".
Bản thân việc tuần tra Biển Đông của tàu khu trục USS Dewey cũng tương tự những cuộc tuần tra trước đây của hải quân Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama. Theo đó, hải quân Mỹ đă tuần tra trong vùng 12 hải lư một số thực thể địa lư và Trung Quốc chiếm cứ trái phép và bồi lấp thành đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
Ngày 25/5, một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ USS Dewey đă áp sát đá Vành Khăn và tiến hành các hoạt động diễn tập “cứu người rơi xuống biển” trong lúc di chuyển h́nh zích zắc. Tuy nhiên, tàu chiến Mỹ đă bị hai khinh hạm Trung Quốc bám đuôi, cảnh báo và yêu cầu rời khỏi khu vực hơn 20 lần bằng sóng radio.
Giới chuyên gia cho biết, các chuyến tuần tra tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ gần đảo nhân tạo trước đây chỉ là hoạt động "đi qua vô hại" theo luật quốc tế, bởi tàu chiến Mỹ di chuyển liên tục, nhanh chóng qua vùng nước 12 hải lư, không có các hoạt động quân sự và không thách thức quyền lănh hải quanh đảo nhân tạo.
Do đó, việc USS Dewey thực hiện bài diễn tập cứu người rơi xuống biển cho thấy nó không "đi qua vô hại”. Hoạt động này khẳng định đá Vành Khăn không phải thực thể có lănh hải xung quanh, bất chấp việc có một ḥn đảo nhân tạo được xây tại đó - một quan chức Mỹ khẳng định.
Trước động thái trên của Mỹ, Bắc Kinh đă gay gắt kháng nghị việc tàu chiến Mỹ vi phạm khu vực lănh hải 12 hải lư của họ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă cảnh báo Hoa Kỳ về hành động mạo hiểm có nguy cơ phá vỡ đàm phán giữa các bên liên quan ở Biển Đông và kêu gọi Hoa Kỳ kiềm chế các hoạt động tuần tra trong tương lai.
Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cáo buộc, tàu chiến Mỹ đă xâm phạm vào vùng “chủ quyền biển” của Trung Quốc mà “không được phép”. Ông Lục cho rằng, hoạt động của tàu chiến Mỹ “đă xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc và như vậy có thể gây ra những đụng độ trên biển hoặc trên không”.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/5, Lục Khảng cho biết chính quyền Bắc Kinh “rất không hài ḷng và phản đối mạnh mẽ” với hoạt động của tàu chiến Mỹ.
Cùng ngày, người phát ngôn bộ quốc pḥng Trung Quốc Ren Guoqiang tuyên bố: “Hải quân Trung Quốc đă nhận diện tàu Mỹ theo đúng luật và phát lệnh buộc nó phải rời đi”. Ông Ren cảnh báo rằng hành động của tàu chiến Mỹ “không giúp cho ḥa b́nh và ổn định trong khu vực” và cho biết Trung Quốc đă gửi văn bản phản đối với Mỹ.
Hăng Reuters cho biết, Trung Quốc thậm chí c̣n đe dọa rằng cách hành xử của Mỹ có thể khiến cho các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan về Biển Đông sẽ bị tổn hại.
Và mới đây nhất, Trung Quốc đă cho hai tiêm kích J-10 áp sát máy bay tuần thám hàng hải P-3 Orion của Mỹ trên không phận Biển Đông ở khoảng cách chưa tới 200m. Sự việc xảy ra vào ngày 25/5 (giờ địa phương) nhưng đến tận cuối ngày 26/5 mới được phép tiết lộ.
Theo các chuyên gia quân sự, hành động này ngoài việc mang tính "dằn mặt" c̣n nhằm khóa đường bay của P-3 Orion, hạn chế khả năng cơ động của máy bay Mỹ.
Một quan chức Mỹ giấu tên nhấn mạnh hành động của máy bay Trung Quốc là "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp". Các quan chức Mỹ khẳng định Washington sẽ giải quyết vụ này với Bắc Kinh thông qua kênh ngoại giao và quân sự.