Để nhận biết một người đă được “buộc chân” hay chưa người ta chỉ cần nh́n vào ngón đeo nhẫn của người đó. Nói như vậy để thấy được vai tṛ và ư nghĩa to lớn của cặp nhẫn cưới đối với mỗi cặp vợ chồng. Nhưng tại sao từ xa xưa, nhẫn cưới được đeo vào ngón áp út? Những tiết lộ bí mật này mang đến cho chúng ta những bất ngờ hết sức thú vị.
Người Mỹ, Anh, Pháp đeo nhẫn cưới bên tay trái trong khi người Nga, Đan Mạch, Ba Lan lại đeo nhẫn bên tay phải.
Nhẫn cưới từ lâu là biểu tượng của hôn nhân, sự ràng buộc giữa hai con người, của t́nh yêu lâu dài, bền vững. Thông thường, ngón tay đeo nhẫn cưới được xác định là ngón áp út.
Tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau, nhẫn cưới lại được đeo ở các bên tay khác nhau, tay trái hoặc tay phải. Ngón tay đeo nhẫn c̣n ẩn chứa những phong tục, tập quán, nét văn hoá, tiến tŕnh lịch sử của mỗi quốc gia.
Người La Mă và Ai Cập cổ đại tin rằng, ngón tay đeo nhẫn có dây thần kinh hoặc tĩnh mạch nối trực tiếp với trái tim. Người La Mă thậm chí c̣n đặt tên cho sợi dây kết nối này là “mạch t́nh yêu”. Nếu một người đeo nhẫn vào ngón tay đeo nhẫn có nghĩa rằng trái tim họ đă có chủ.
Ngón tay có “mạch t́nh yêu” này được xác định là ngón tay áp út. Người Ai Cập cổ đại cho rằng các ngón tay trên một bàn tay biểu trưng cho các mối quan hệ quan trọng của mỗi người.
Theo đó ngón tay cái tượng trưng cho bố mẹ, ngón trỏ là anh/chị/em, ngón giữa chính là bạn, ngón tay đeo nhẫn là bạn đời và ngón út là con cái của bạn.
nhẫn cưới, văn hoá, t́nh yêu, hôn nhân, vợ chồng
Truyền thống đeo nhẫn cưới bên tay phải xuất hiện từ thời La Mă cổ đại.
Quốc gia nào đeo nhẫn tay phải?
Người La Mă cổ đại là dân tộc đầu tiên đeo nhẫn cưới bên tay phải. Họ cho rằng tay trái là không hạnh phúc và không đáng tin.
Nhiều năm trước đây, quan niệm này đă trở thành phong tục của người Ấn Độ. Người Ấn đeo nhẫn cưới bên tay phải v́ cho rằng tay trái là bàn tay “không thuần khiết”. Tuy nhiên, ngày nay các cặp đôi có thể tự do đeo nhẫn bên tay trái hoặc tay phải tuỳ thích.
Ở Đức và Hà Lan, các cặp đôi đeo nhẫn đính hôn bên tay trái, c̣n nhẫn cưới bên tay phải để thể hiện sự thay đổi về t́nh trạng hôn nhân.
C̣n theo phong tục của người Do Thái, nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đều được đeo trên cùng một bàn tay đó là tay phải. Nhẫn đính hôn được đeo ở ngón trỏ, c̣n nhẫn cưới đeo ở ngón áp út.
Một số nước đeo nhẫn cưới bên tay phải gồm: Nga, Na Uy, Đan Mạch, Áo, Ba Lan, Bun-ga-ri, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Ukraina, Georgia, Serbia, Hy Lạp, Latvia, Hungary, Colombia, Cuba, Peru, Venezuela.
Xu hướng đeo nhẫn cưới bên tay trái bắt đầu từ thế kỷ 18.
Dân tộc nào đeo nhẫn tay trái?
Truyền thống đeo nhẫn cưới bên tay trái xuất hiện từ đầu thế kỷ 18. Trước đó, ngay cả các quốc gia nói tiếng Anh đều đeo nhẫn cưới bên tay phải.
Một bài báo năm 1869 lư giải rằng, một số quốc gia đổi tay đeo nhẫn từ phải sang trái để thể hiện sự tôn trọng của người phụ nữ với người chồng của ḿnh (thời kỳ đó đàn ông không đeo nhẫn cưới).
Ở Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Brazil, nhẫn cưới sẽ được đeo bên tay phải trước khi thành hôn, sau đám cưới chiếc nhẫn sẽ được chuyển sang tay trái.
Hiện các quốc gia có truyền thống đeo nhẫn cưới bên tay trái gồm: Úc, Canada, Botswana, Ai Cập, Ai Len, New Zealand, Nam Phi, Anh, Mỹ, Pháp, Italia, Thụy Điển, Phần Lan, Cộng hoà Séc, Thụy Sỹ, Romania, Slovenia, Croatia và hầu hết các quốc gia ở châu Á.
Ngón tay đeo nhẫn cưới là ngón áp út. Người ta tin rằng, ngón áp út có “mạch t́nh yêu” nối thẳng tới tim.
Sự thật thú vị về nhẫn cưới
Ở Sri Lanka, chú rể đeo nhẫn cưới bên tay phải, c̣n cô dâu đeo nhẫn bên tay trái.
Hầu hết các quốc gia Hồi giáo đều không đeo nhẫn cưới. Hôn lễ của các cặp đôi hồi giáo cũng không có màn trao đổi nhẫn cưới. Tuy nhiên vẫn có một số quốc gia hồi giáo chấp nhận phong tục đeo nhẫn như Iran (đeo nhẫn bên tay trái), Jordan (đeo nhẫn bên tay phải).
Ở một số quốc gia đeo nhẫn bên tay trái, sau khi người vợ/người chồng mất, chiếc nhẫn của người qua đời sẽ được người c̣n sống đeo bên tay phải để thể hiện sự gắn kết không thể chia ĺa giữa hai vợ chồng.
Trước chiến tranh thế giới thứ II, đàn ông không đeo nhẫn cưới. Trong chiến tranh, những người lính bắt đầu đeo nhẫn để nhắc nhở họ có người vợ yêu ở nhà đang chờ đợi họ trở về. Từ đó đàn ông mới bắt đầu đeo nhẫn cưới.