Ai cũng đă từng nghe chương tŕnh Nhạc yêu cầu trên SBTN. Luôn có một chất giọng tuyệt vời, nghe tưởng chừng như một ca sĩ. Đó chính là Orchid Lâm Quỳnh nhưng thực ra cô lại là một giáo viên dạy toán.
Người xem chương tŕnh “Nhạc Yêu Cầu” trên đài truyền h́nh SBTN lâu nay có lẽ chỉ quen với giọng nói nhẹ nhàng lôi cuốn, cùng kiến thức âm nhạc sâu sắc của người phụ trách là Orchid Lâm Quỳnh, nhưng ít biết cô c̣n là một cô giáo dạy toán!
Dù một bên công việc là sự khô khan của những con số, mệnh đề; c̣n một bên là sự phóng khoáng, lăng mạn của những giai điệu, ca từ; nhưng với Orchid, cả hai công việc đều là niềm đam mê của cô, như cô cho hay: “Đó là cái duyên, và có cả yếu tố may mắn.”
Orchid Lâm Quỳnh và chương tŕnh “Nhạc Yêu Cầu” trên đài truyền h́nh SBTN.
Dẫn “Nhạc Yêu Cầu” dễ mà không dễ
Từ năm 2000, Orchid đă xuất hiện trên đài SBTN qua chuyên mục âm nhạc, và từng bước, cô tạo cho ḿnh một chỗ đứng trong ḷng khán giả với chương tŕnh “Nhạc Yêu Cầu” vào mỗi Thứ Bảy và Chủ Nhật.
Nói về cơ duyên này, cô cho biết: “Tôi làm MC cho trung tâm Asia từ năm 17 tuổi, lúc chưa vào đại học, có lẽ đó là điều may mắn. Khi đài SBTN thành lập năm 2000, nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài, mời tôi về với kế hoạch thực hiện một chương tŕnh dạy tiếng Việt cho trẻ em, và nhạc sĩ Trúc Giang sẽ là người viết nhạc thiếu nhi để tôi và tụi nhỏ hát. Tuy nhiên, do không t́m được đủ số phụ huynh đồng ư dẫn con cháu ḿnh đến SBTN mỗi tuần để quay phim, nên chương tŕnh đành phải gác lại. Cũng ngay lúc đó, đài lại cần người làm chương tŕnh nhạc, nên anh Trúc Hồ đưa tôi qua làm, và chương tŕnh nhạc đó sống cho đến bây giờ.”
Chương tŕnh nhạc đầu tiên của SBTN mang tên “Nhạc Chọn Lọc.” Orchid không chỉ chọn những ca khúc sáng tác sau này của các nhạc sĩ hải ngoại, mà cô rất chăm chút vào việc giới thiệu ḍng nhạc t́nh trước năm 1975, và ḍng nhạc tiền chiến.
“Nói về sự hiểu biết âm nhạc, nhất là nhạc trước năm 1975, tôi nghĩ nhờ gia đ́nh. Bố tôi là nhà thơ, và thơ của ông được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc. Mẹ là nhà giáo yêu văn chương, chữ nghĩa. Chung quanh tôi là những người trong giới văn học nghệ thuật, như điều đương nhiên, tôi yêu âm nhạc, văn chương từ thuở nhỏ, nên dễ ḥa vào thế giới đó,” cô chia sẻ.
Làm chương tŕnh “Nhạc Chọn Lọc” một thời gian, cô đổi tên thành “Nhạc Chủ Đề,” với lư do “chán chọn lọc rồi.” Chương tŕnh nhạc này công phu hơn, nhưng “v́ phải nghĩ chủ đề mới liên tục, thế nên làm hoài cũng cạn chủ đề,” Orchid đổi tên lần nữa thành “Nhạc Yêu Cầu.”
Cô nghĩ tên gọi này chắc dễ làm hơn, v́ chỉ cần đọc thư khán giả, phát ca khúc họ yêu cầu là xong. “Nhưng tôi đă lầm. Chính sự tương tác trực tiếp với người xem, chương tŕnh này lại là chương tŕnh cực kỳ khó, nhưng cũng cực kỳ vui. Bởi v́ nó đánh trúng trái tim khán giả. Nó sẽ không bao giờ cạn đề tài, v́ khán giả vẫn luôn có nhu cầu nhờ ḿnh tặng nhạc cho nhau,” cô cho biết.
“Khó là v́ chương tŕnh đ̣i hỏi người phụ trách phải có kiến thức âm nhạc đủ rộng, phải hiểu ca từ nói ǵ trước khi đáp ứng lời yêu cầu của khán giả, chứ không thể nhắm mắt, nhấn nút là xong,” cô nói.
“Thí dụ một nữ khán giả yêu cầu gởi tặng chồng ḿnh nhân ngày sinh nhật bài hát ‘T́nh Đầu, T́nh Cuối’ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, v́ ‘chồng tôi rất thích.’ Nhưng chị ấy không để ư trong ca khúc đó có câu ‘Em ơi! Em ơi em đâu rồi, mộ bia đề tên em đó sao…’ th́ làm sao tôi có thể thay mặt chị ấy gởi tặng chồng nhân ngày sinh nhật được. Lúc đó phải khéo léo giải thích cho chị ấy hiểu và đổi lại bài khác,” cô dẫn chứng.
“Rồi bài ‘Mẹ Tôi’ của nhạc sĩ Nhị Hà cũng vậy. Đây là một ca khúc rất hay về mẹ mà nhiều người thường hát trong mỗi dịp Mother’s Day, nhưng tôi cũng không thể theo lời yêu cầu để gởi tặng những người mẹ c̣n sống được v́ trong đó có câu: ‘Chiều nay đốt hương tưởng niệm trước mồ/Nh́n khói đau ḷng tưởng nhớ năm xưa,’” cô nói thêm.
Bị khán giả “la” là chuyện nhỏ, và là chuyện thường xuyên xảy ra. Bởi v́ dù cố gắng hết sức, nhưng cô vẫn không tránh khỏi sai sót, dù không phải lỗi của ḿnh, Orchid vẫn chấp nhận bởi dù sao đó cũng là t́nh cảm của khán giả dành cho chương tŕnh.
Và qua chương tŕnh “Nhạc Yêu Cầu” cô đă giúp nhiều khán giả khác t́m được người thân, bạn bè. Cứ thế Orchid sống với khán giả, cô không c̣n là người dẫn chương tŕnh, không xuất hiện với vai tṛ MC, mà trong chương tŕnh này, “tôi trở thành con, cháu, hay chị, em của nhiều gia đ́nh. Trong bữa cơm gia đ́nh, hay trên giường bệnh, tôi được là người chia sẻ với họ nhiều điều qua âm nhạc,” như cô chia sẻ.
OrchidLQ Academy, thế giới thần tiên của trẻ
Orchid Lâm Quỳnh với t́nh yêu âm nhạc và toán học
Với 17 năm phụ trách chương tŕnh âm nhạc trên đài SBTN, là cũng từng đó năm, cô vẫn chăm chút để thực hiện giấc mơ khác của ḿnh, trở thành cô giáo dạy toán. Orchid kể: “Sau khi làm ở Asia một năm th́ tôi vào đại học. Hồi đó có hai ngành tôi thích là media và toán, nhưng h́nh như t́nh yêu dành cho toán học nhiều hơn.”
Lúc mới vào đại học UCI chuyên ngành toán, Orchid tham gia giảng dạy và quản lư một trung tâm dạy kèm của Giáo Sư Trần Văn Ân tại Orange County. “Học xong cao học toán năm 2006, tôi dạy college liền, dù chỉ được làm bán thời gian. Lúc đó, tôi biết rằng ḿnh thích đi dạy để được giúp mấy đứa nhỏ. Thích lắm, và tôi mơ có ngày ḿnh sẽ mở một trung tâm dạy kèm cho riêng ḿnh,” cô nói.
Nhưng rồi, cô quyết định học xong tiến sĩ rồi mới nghĩ đến những dự án khác. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ toán tại USC, th́ cũng là lúc hai đứa con “Rock and Roll” ra đời trong niềm vui tột cùng của gia đ́nh.
Cô chia sẻ: “Dù đă có hơn 10 năm đi dạy, và môn tâm lư học tṛ tôi cũng đă được học, nhưng có con th́ khác. Tôi hiểu tâm lư học tṛ hơn, và cũng nhờ có con, tôi hiểu phụ huynh muốn ǵ cho con ḿnh, cần ǵ ở một trung tâm dạy kèm. Đây đúng là thời điểm tốt để tôi mở trung tâm.”
Và, Orchid biến ước mơ của ḿnh thành sự thật, cô mở trung tâm OrchidLQ Academy, tại địa chỉ 9252 Garden Grove Blvd., St. 4 & 26, Garden Grove, CA 92844, điện thoại (714) 468-7706. Mang phương pháp sư phạm Mỹ, cùng với tấm ḷng Việt vào giảng dạy, cô muốn tạo cho học sinh một môi trường học tập và vui chơi thật thoải mái trong không khí gia đ́nh.
“Khi lập thời khóa biểu, tôi phải tính toán hết cho học sinh. Mục đích chính là làm hài ḷng đứa nhỏ, chứ không phải bố mẹ. Cho học nhiều chưa chắc đă tốt, học sinh sẽ bị kiệt sức. Chúng sẽ chán học, và đó là điều tối kỵ. Khi đầu óc đứa nhỏ không thể nào cho thêm kiến thức vào nữa, th́ phải cho chúng dừng lại,” cô nói.
Với đội ngũ 10 thầy cô giáo chuyên ngành toán và English, trung tâm nhận học sinh từ lớp mẫu giáo cho đến lớp 12, và hiện đang nhận học sinh cho khóa Hè.
“Người tốt nghiệp ngành toán sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn toán cho học sinh, người chuyên ngành English sẽ dạy English. Dù tôi biết thầy cô giáo nào cũng có thể hướng dẫn học sinh, nhưng thầy cô dạy toán không thể hướng dẫn English cho học sinh tốt, hiệu quả hơn thầy cô dạy English. Ngược lại cũng thế. Tôi muốn thầy cô phải dạy đúng ngành ḿnh học,” cô cho biết.
“Trung tâm OrchidLQ Academy sẽ hoạt động theo hướng giúp trẻ tung tăng đến trường, những môn vừa học vừa chơi sẽ giúp trẻ thư giăn đầu óc, và sẽ giúp chúng học tốt hơn, để giữ lại thế giới thần tiên cho chúng,” cô khẳng định.