Triều Tiên sẽ phải trả giá về vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên vào Chủ nhật (14/5). Đây là một sai lầm lớn khi Triều Tiên chọn thời điểm phóng tên lửa lại đúng ngày Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh chuẩn bị khai mạc Diễn đàn cấp cao về hợp tác Quốc tế "Vành đai, Con đường".
Khi đó Triều Tiên lại phóng một tên lửa đạn đạo từ căn cứ Quân sự phía tây bắc, gần biên giới Trung Quốc đă "làm xấu mặt" Trung Quốc đồng minh và đối tác kinh tế lớn nhất của B́nh Nhưỡng.
Diễn đàn "Vành đai, Con đườngg" này là câu trả lời của Trung Quốc với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) hoặc nhóm G20. Sáng kiến này cũng được Bắc Kinh quảng bá là tâm huyết của nhà lănh đạo Trung Quốc, khi ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "tồn tại ḥa hợp" với những nước khác trong lễ khai mạc.
Tuy nhiên, dường như tên lửa đạn đạo do Triều Tiên phóng đi chỉ vài giờ trước khi ông Tập bắt đầu diễn đàn đă phần nào phá hủy "sự ḥa hợp" này.
Mặc dù giới phân tích cẩn trọng không đào bới quá sâu vào thời điểm chính trị của vụ phóng tên lửa - v́ c̣n các lư do kỹ thuật và điều kiện thời tiết thuận lợi, nhiều chuyên gia tin rằng Bắc Kinh sẽ không hài ḷng với động thái từ phía B́nh Nhưỡng.
"Trung Quốc sẽ rất không bằng ḷng", chuyên gia phân tích Tong Zhao thuộc Trung tâm Chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua cho biết, dựa trên cơ sở quan hệ giữa Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng đă xấu đi kể từ khi Mỹ gia tăng sức ép lên Trung Quốc để hợp tác về vấn đề Triều Tiên.
Zhao cho rằng, mặc dù B́nh Nhưỡng có thể không cố ư chọn thời điểm phóng tên lửa nhằm xúc phạm Trung Quốc, nhưng quyết định giữ nguyên lịch tŕnh như cũ cho thấy Triều Tiên không quan ngại việc có thể khiến Bắc Kinh nổi giận.
Vụ phóng tên lửa c̣n có thể khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin không vừa ḷng, do tên lửa rơi cách vùng Vladivostok của Nga, nơi Hạm đội Thái B́nh Dương của Nga đóng quân, chỉ 95 km - theo CNN.
Hiện chưa rơ lư do tại sao Triều Tiên lại phóng tên lửa gần Nga như vậy. Theo chuyện gia Euan Graham thuộc Viện Lowy của Australia, có thể lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đă vô t́nh "gậy ông đập lưng ông", bởi cho đến nay Nga vẫn chưa có dấu hiệu ủng hộ lệnh trừng phạt Triều Tiên nặng nề hơn.
Tiến sĩ Sreeram Chaulia, Hiệu trưởng Trường nghiên cứu các sự vụ quốc tế Jindal, Ấn Độ, cũng tin rằng khó có khả năng B́nh Nhưỡng đă phát triển được "tên lửa dẫn đường chính xác" để phóng thử "hướng về Nga".
"Tôi không nghĩ họ có thể phóng trực tiếp một tên lửa theo đúng hướng mà họ muốn nó đi theo," Chaulia nói. "Giống như trường hợp một tên lửa tầm ngắn mà họ đă thử nghiệm và phóng ra biển Nhật Bản. Chỉ là thông thường th́ tên lửa sẽ bay về phía Nhật, nhưng lần này nó lại rơi gần bờ biển của Nga hơn."
"Tôi không cho rằng điều này là có chủ định," ông nói.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: Reuters)
Vào Chủ nhật (15/5), phát ngôn viên của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov cho biết ông Putin bày tỏ quan ngại trước vụ phóng tên lửa và t́nh h́nh căng thẳng gia tăng trong khu vực, hăng thông tấn Nga TASS đưa tin.
CNN ghi nhận, Trung Quốc là đồng minh lớn nhất của Triều Tiên. Nhiều quốc gia coi Trung Quốc là "đ̣n bẩy" để gây sức ép lớn hơn đối với chương tŕnh vũ khí của B́nh Nhưỡng.
Trong vài tháng trở lại đây, truyền thông Trung Quốc ngày càng chỉ trích Triều Tiên, khi tờ Thời báo Hoàn Cầu đặt câu hỏi về tầm quan trọng của hiệp định hữu nghị giữa hai nước.
"Tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đă đẩy t́nh h́nh an ninh của chính họ, của khu vực và của Trung Quốc vào t́nh trạng nguy hiểm," tờ Hoàn Cầu ghi nhận trong một bài phân tích hồi tháng qua.
Therealtz © VietBF