VBF-Người Việt hải ngoại dần cũng cảm thấy có phảng phất Cộng Sản len lỏi ở đâu đó ở Bolsa. Người Việt nơi đây 30 tháng 4 vắng tanh, họ tưởng niệm ngày Quốc Hận. Nhưng thực tế tiền gửi về quê hương ở ngân hàng trên phố rất nhiều. Thật sự người Việt chưa bỏ được quê hương.
Trước mặt tôi con đường dài thẳng tắp…
Ở ngă tư Brookhurst và Bolsa, vài khách bộ hành bước vội dưới hàng cờ vàng sọc đỏ trịnh trọng treo trên những cột điện hai bên đường.
Ngày 30 tháng 4 năm ấy, người ta bảo nếu cột đèn có chân, chúng cũng t́m đường vượt biên… 42 năm sau, câu nói huyền thoại dân gian đó đă trở thành thần thoại.
Cột đèn mà có chân cũng lên tàu trôi ra biển… nói chi đến thân phận người dân. Họ chen chúc trên những chiếc thuyền lênh đênh về đâu không ai biết nhưng quyết tâm đổi tất cả cho đời sống tự do nhân quyền.
Sự tích “con Rồng, cháu Tiên”: Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh được 100 con, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên núi… Thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, 50 con theo mẹ Âu Cơ lập nên bộ lạc Văn Lang ở vùng đồng bằng sông Hồng, núi Tản Ba V́, đất thiêng xứ Đoài.
Truyện kể thuyền nhân cuối thế kỷ 20, huyền thoại ấy tưởng như tái diễn: Ra đi gần nửa vùi thân dưới biển, nửa kia tản mát khắp nơi rồi tụ họp về vùng nắng ấm Cali, dựng nên thành phố nhỏ Little Saigon thân yêu đă mất tên nơi quê nhà.
Nghĩ về đất mẹ, 42 năm dài đủ cho đất nước lột xác nhiều lần, thay đổi chủ nghĩa để ra khỏi con đường tối tăm mà ḥa nhập vào văn minh thế giới. Tiếc thay đạo đức suy đồi, ḷng dân ly tán, t́nh người oán thán nên quê hương măi long đong, vận nước vẫn nổi trôi…
Hơn 3 thập niên, quên hẳn quá khứ đau thương, người đi năm ấy đă tấp nập trở về. Lợi ích cá nhân to hơn hạnh phúc dân tộc… “Bầu ơi, thương lấy Bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” ít nhiều chẳng c̣n thích hợp. Họ sẽ nói ǵ nếu t́nh cờ gặp lại cây cột đèn vẫn đứng “trơ gan cùng tuế nguyệt” ở quê nhà? “Em ra đi nơi này vẫn thế!”(nhạc T C Sơn). Anh đi chẳng đặng... sao anh lại về?
Ngày này năm xưa 30 tháng 4, 1975, Vơ Văn Kiệt định nghĩa: “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn” nói lên nỗi ḷng người dân chia cách do chủ nghĩa hận thù tàn bạo gây ra. Ngày nay hàng triệu người vui ấy hẳn đă thức tỉnh “vất súng, vất cùm, vất cờ, vất đảng”, ư thức hệ tự phát nghiêng về phía quốc gia.
![](http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1038627&stc=1&d=1494607100)
Phố Bolsa tại thành phố Westminster.
Sống đời viễn xứ, người già mong “sẽ có một ngày” (thơ N C Thiện). Ngày ấy phải chăng rất gần? C̣n gần hơn một khi hàng triệu người vui hôm qua cùng biết buồn như những người đi trước: Dương Thu Hương, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Tô Hải, Tạ Phong Tần, Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, Luật sư Nguyễn Văn Đài… th́ ḷng người thống nhất! Đoàn kết là sống, dù cho biển Đông dậy sóng, dân ta cùng tát cũng sẽ cạn.
Chiều nay, chủ nhật cuối tuần ngày 30 tháng 4, một ḿnh trên phố Bolsa, tôi nh́n nắng quái ửng sáng màu cờ mà thầm nghĩ đến t́nh hoài hương mỗi ngày một chồng chất. Đi dưới cờ vàng, hàng hàng lớp lớp phất phới bay trên đầu, tôi ngơ ngẩn nh́n quanh… Phố xá vắng hơn thường lệ v́ 30 tháng 4 măi măi là ngày Quốc hận!
Sáng nay, Little Saigon vừa tổ chức lễ treo bảng: “Bolsa Avenue Đại Lộ Trần Hưng Đạo” lần đầu trong lịch sử Hoa Kỳ. Thành phố tị nạn mỗi ngày một lớn mạnh. Thế nhưng…
Bên trái, một tiệm ăn phát đạt. Chủ nhân nói tiếng Hà Nội mới, nghĩ rằng họ sang đây bằng visa EB-5 nếu đă đầu tư hơn 500,000 USD vào một dự án tạo ra việc làm ở Mỹ.
Bên phải, công ty chuyển tiền về Việt Nam, người ra kẻ vào tấp nập. Tiền đi ngơ tắt và tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt cũng đều “hồi hương” v́ nhiều lư do cá nhân. Tổng cộng xấp xỉ 10 tỷ hàng năm.
Gần đó, có hăng du lịch về thăm quê hương giá rẻ. Người ta bỏ vợ, bỏ chồng nhưng không thể bỏ quê hương yêu dấu cho dù lư luận phải trái ra sao.
Xa xa, văn pḥng luật sư lo di trú, thẻ xanh cho thương gia giầu có, du học sinh từ quê nhà. Mặt tiền khang trang, nhân viên đồng phục, công ty mở rộng dịch vụ từng đợt.
Tôi đi, đi măi đến đường Bushard, gần khu Phúc Lộc Thọ. Nơi đây có những bức tượng Tàu lạc lơng và nhiều hàng quán đă sang tên. Poster ca nhạc sĩ từ trong nước sang Mỹ biểu diễn quảng cáo ở khung kính mặt tiền chợ búa cũng nhiều. Chiếc xe Tesla tự lái đời mới của một đại gia họ Nguyễn giá hơn 100,000 USD đậu ở parking cho dân tị nạn chiêm ngưỡng trước khi chuyển về nước. Địa ốc bộc phát mạnh mấy năm nay v́ dân Việt và Tàu mua nhà bằng tiền mặt rất phổ thông.
Bản nhạc “Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây” có lần phát ra tại một nhà hàng bị tắt tiếng v́ tảy chay nhưng giọng Hà Nội mới của cô xướng ngôn viên ở một đài phát thanh ngay Little Saigon vẫn ra rả giới thiệu mục văn nghệ thành phố mang tên “Bác” nên chẳng cần du lịch mà xung quanh cũng phảng phất không khí quê nhà.
Quan chức nước tôi hiện nay t́m đường bỏ xứ ra đi. Mỉm cười tự hỏi, một mai nơi này cũng lại phải đổi tên v́ đồng tiền tham nhũng? Little Saigon sẽ thành Little… ǵ đây? Tôi “bức xúc” chưa biết “nên kế hoạch” “thế lào” nên “vô tư” viết vài “nời” “khẩn trương”.
05/07/2017