Không thể phủ nhận Triều Tiên đang nắm giữ những đầu đạn hạt nhân. Nhưng công nghệ họ sử dụng có lẽ đă quá cũ. Và theo nhiều chuyên gia, tên lửa hạt nhân của Triều Tiên có nhiều hạn chế.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quan sát mô h́nh đầu đạn hạt nhân của nước này.
Phát ngôn viên của Cơ quan t́nh báo quốc pḥng Mỹ (DIA) William Marks cho biết triều Tiên “vẫn tiếp tục mở rộng kho vũ khí hạt nhân”, nhưng B́nh Nhưỡng vẫn c̣n nhiều thách thức trước khi họ có thể triển khai vũ khí có khả năng tấn công Washington.
“Mặc dù chúng tôi nhận thấy Triều Tiên đă đạt được một số bước tiến quan trọng ở hệ thống tên lửa tầm ngắn, nhưng hạn chế đáng kể vẫn tồn tại trong chương tŕnh phát tên lửa tầm xa”, DIA tiết lộ.
Báo cáo của DIA được đưa ra trong bối cảnh t́nh h́nh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, khi B́nh Nhưỡng tiếp tục thử vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa lửa đạn đạo bất chấp lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă gửi một đội tàu chiến hùng hậu tới bán đảo Triều Tiên bao gồm tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa Tomahawk và đội tàu sân bay USS Carl Vinson, để tham gia tập trận chung với Hàn Quốc.
Đầu tháng 5, 2 máy bay ném bom B-1 của Mỹ cũng bay trên bầu trời bán đảo Triều Tiên. Ngay sau đó, B́nh Nhưỡng đă đưa ra cảnh báo rằng: “Những khiêu khích quân sự của Mỹ ngày càng rơ ràng, t́nh h́nh trên bán đảo Triều Tiên đang tiến gần tới một cuộc chiến tranh hạt nhân”.
Trước khi nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Trump từng tuyên bố trên mạng xă hội Twitter rằng kịch bản Triều Tiên phát triển vũ khí có khả năng tấn công Mỹ “sẽ không xảy ra”.