Vào tháng 2/5 tới Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tới Nga gặp Tổng thống Vladimir Putin. Theo Reuters th́ bà Merkel muốn bàn thảo trực tiếp với ông Putin việc chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa các nền kinh tế lớn G20 sẽ diễn ra vào tháng 7/2017.
Thủ tướng Đức Merkel sẽ tới thăm Nga vào ngày 2/5 tới (Ảnh: Reuters).
Không muốn "bị ra ŕa" ?
Phát ngôn viên Steffen Seibert của Thủ tướng Đức cho biết, chuyến thăm tới Nga của bà Merkel “ngoài bàn về những vấn đề xung quanh G20, c̣n thảo luận về những thách thức chính sách đối ngoại hiện nay, điển h́nh là những mối xung đột địa chính trị tại Syria và Ukraine”.
Tuy nhiên, theo nhà chính trị học Nga Vladimir Olenchenko, đó chỉ là lư do ngoại giao mà bà Merkel đưa ra. Trong thực tế, do vị trí của Thủ tướng Đức đă thay đổi nên bà buộc phải tới thăm Nga để không “bị đẩy ra ŕa” nền chính trị toàn cầu.
“Thủ tướng Đức cảm thấy lo ngại rằng một cuộc đối thoại giữa Nga và Mỹ sẽ diễn ra mà cả Washington và Moscow đều không quan tâm tới sự hiện diện của những quốc gia khác. Đồng thời, bà Merkel cũng lo lắng những vấn đề quốc tế quan trọng sẽ được giải quyết trong lúc thiếu vắng bà”, ông Olenchenko nói. Chính quyền Đức lo ngại ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ quyết định mọi thứ từ sau lưng bà Merkel.
Thêm vào đó, bà Angela Merkel là ứng viên Thủ tướng trong cuộc bầu cử tại Đức vào tháng 9 sắp tới nên những bước tiến đối ngoại với Nga là vô cùng quan trọng, giúp bà tranh thủ được sự ủng hộ từ cử tri và các nghị sĩ.
Dù cuộc gặp mang lại nhiều lợi ích cho bà Merkel nhưng đối với quan hệ song phương giữa Nga và Đức, nó không có nhiều ư nghĩa. Theo ông Fyodor Lukyanov, Tổng biên tập tạp chí “Nga với chính trị toàn cầu”, sự kiện lần này có thể sẽ không đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào.
“Merkel hiện là chủ tịch của G20. Tôi không nghĩ rằng hội nghị sẽ đưa ra được những quyết định quan trọng, bởi v́ những ǵ được thảo luận trước cuộc gặp chính thức thường là những vấn đề chung chung”, chuyên gia nói.
Hơn nữa, ở một số nước phương Tây như Đức, Pháp và Mỹ, yếu tố Nga chỉ được sử dụng như một công cụ để giải quyết các vấn đề đấu đá nội bộ trước khi diễn ra cuộc bầu cử quốc hội sắp tới ở Đức. Tất nhiên, Nga không hề thích điều đó. V́ vậy, chuyên gia cho rằng cuộc gặp sẽ không mang lại nhiều kết quả hữu h́nh cho quan hệ song phương.
Quan hệ Nga-EU vốn không được tốt trong vài năm trở lại đây (Ảnh: Getty).
Song, các nhà ngoại giao Đức và các nước châu Âu lại có cái nh́n tích cực hơn về cuộc gặp lần này giữa hai nhà lănh đạo Nga và Đức.
Trước khi Thủ tướng Đức tới Nga, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble đă tuyên bố Đức sẽ rất sẵn sàng và vui mừng khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga, nếu Moscow hợp tác và tiến hành những bước đi tuân theo những quy định của Berlin
Trừng phạt càng làm Nga mạnh hơn
Ủy ban Kinh tế Đông Đức cũng đă nhắc lại lời đề nghị thay đổi trong chính sách về các biện pháp trừng phạt của EU đối với Moscow, tờ báo Đức Finanzen cho hay.
Theo ông Klaus Schafer, Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Đông Đức, “những biện pháp trừng phạt chỉ đè nặng sự phát triển kinh tế”. Ông cho rằng, sau 3 năm tiến hành áp đặt trừng phạt Nga, lệnh trừng phạt toàn diện tỏ ra không c̣n phù hợp.
Một số nhà ngoại giao châu Âu cũng phân tích, những biện pháp trừng phạt áp đặt lên Nga đă tới thời điểm được hạn chế.
Trên thực tế, tới thời điểm hiện tại, việc có gỡ bỏ lệnh trừng phạt hay không không c̣n quá quan trọng với Moscow bởi chúng thậm chí c̣n giúp Nga phát triển hơn, đặc biệt là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và hàng hóa trong nước.
Nhưng dù sao việc Đức và EU muốn gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga cũng là một tín hiệu đáng mừng cho quan hệ giữa hai bên. Đó sẽ là những bước khởi đầu tốt đẹp cho những bước tiến về sau.
Therealrtz © VietBF