Theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 55% dân số Việt Nam. Số người mắc bệnh ở độ tuổi 40 trở lên chiếm khoảng 60-70%. V́ sao người Việt lại mắc bệnh trĩ nhiều đến vậy? Đâu là nguyên nhân chính cần khắc phục.
Thời gian gần đây, tỷ lệ người Việt mắc bệnh trĩ ngày càng nhiều, nhất là dân văn pḥng và đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia.
Đối với người dân ở thành thị, nguyên nhân gây bệnh là: chế độ làm việc căng thẳng, cường độ cao, thức khuya và áp lực công việc lớn khiến chế độ sinh hoạt bị đảo lộn, ăn uống không đúng giờ, ít hoạt động, ngồi nhiều.
Nhân viên văn pḥng là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Ảnh: Vix
Ở nông thôn, bệnh trĩ thường xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc quá nặng, bê vác nhiều. Ngoài ra, chế độ ăn uống ở nông thôn c̣n nhiều thiệt tḥi, khiến người dân dễ mắc bệnh viêm đại tràng do nhiễm khuẩn đường ruột và gây nên các chứng như kiết lị, đi ngoài kéo dài. Đây cũng là nguyên nhân khiến trĩ xuất hiện.
Dù biện pháp điều trị cho các nhóm đối tượng ở thành thị và nông thôn có sự khác biệt, để đạt hiệu quả cao, các bác sĩ đều yêu cầu bệnh nhân nội soi và t́m nguyên nhân gây bệnh.
Theo bác sĩ Quỹ, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc khi đang ở giai đoạn 1, 2 và cố gắng áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lư để bệnh trĩ không tái phát và tiến triển thành giai đoạn 3, 4.
Việc phẫu thuật trĩ là một phương pháp điều trị triệt để nhưng tốn kém và có thể có nhiều rủi ro. Ở giai đoạn 4, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Mặc dù vậy, nếu không có một chế độ sinh hoạt, điều trị dự pḥng hợp lư, bệnh trĩ vẫn có thể tái phát chứ không khỏi hoàn toàn.
VietBF © sưu tập