Vietbf.com - Chính sách của Tổng thống Donald Trump chắc chắn sẽ bị chi phối bởi một trung tâm bí ẩn quyền lực mới đă h́nh thành tại Nhà Trắng, đó là bộ ba được gắn biệt danh “trục quyền lực”, cùng với đó phải kể đến Cố vấn An ninh Quốc gia McMaster và Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley.
Tờ Daily Beast của Mỹ mới đây đăng bài đưa ra nhận định trên. Theo bài báo, nhóm này gồm Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis, Ngoại trưởng Rex Tillerson, Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly. Bộ ba này được gắn biệt danh “trục quyền lực”, cùng với đó phải kể đến Cố vấn An ninh Quốc gia McMaster và Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis.
Qua các cuộc tiếp xúc thường ngày với các nhân vật trên cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia McMaster, Giám đốc Cục T́nh báo Trung ương (CIA) Mike Pempeo, ông Trump đă định h́nh quan điểm về thế giới gần giống với tư tưởng bảo thủ hiếu chiến của chính quyền George W. Bush.
Ảnh hưởng của họ được thể hiện rơ qua những chuyển động gần đây: Tấn công tên lửa vào Syria, chính sách mềm dẻo với Trung Quốc, sẵn sàng leo thang quân sự ở Afghanistan và cứng rắn với Nga.
Không một ai trong số này từng tham gia vào chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhưng điểm chung là họ đều nhận thấy t́nh trạng náo loạn ở Nhà Trắng và quyết tâm xác lập ảnh hưởng trước các nhân vật thuộc các phe nhóm đối lập nhằm bảo vệ nước Mỹ trước kẻ thù bên trong (ví dụ như chiến lược gia kỳ cựu Steven Bannon) và bên ngoài.
Loại được Bannon khỏi Ủy ban lănh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia là chiến thắng của trục này với sự liên kết của ông McMaster - người luôn được xem là một thế lực ổn định.
Bộ trưởng Mattis là người tạo dựng được uy tín lớn khi c̣n là tướng thủy quân lục chiến, duy tŕ được các quan hệ quân sự-dân sự. Ông Kelly cũng từng là tướng, chỉ huy các chiến dịch tại Iraq, điều hành Bộ Tư lệnh phương Nam, c̣n Ngoại trưởng Tillerson là người có kinh nghiệm làm ăn ở nhiều vùng xung đột.
Một quan chức cấp cao khác tại Nhà Trắng tiết lộ, ông Trump liên tục tham vấn các nhân vật trên một cách thoải mái. Các cuộc nói chuyện không diễn ra ở Hội đồng An ninh Quốc gia, mà là qua những bữa ăn trưa. Chỉ trong tuần trước, ông Trump đă hai lần dùng bữa với Bộ trưởng Mattis.
Khác với người tiền nhiệm Obama thích đọc các văn bản giấy và dự các cuộc gặp được chuẩn bị chu đáo, ông Trump là người dân dă và tự do hơn trong trao đổi với cấp dưới.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson là một trong những thành viên cốt cán tạo nên "trục quyền lực" của Nhà Trắng.
Chất kết dính thân t́nh giữa các thành viên trong “trục quyền lực” cũng là một nhân tố giúp họ tạo được ảnh hưởng đối với tổng thống. Hai ông Mattis và Tillerson có lịch ăn sáng chung cố định mỗi tuần nhằm chia sẻ quan điểm, tạo dựng một mặt trận chính sách thống nhất về quốc pḥng và đối ngoại trước khi tham dự các cuộc gặp quan trọng ở Nhà Trắng.
Nếu như Cố vấn McMaster và Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley được xem là gương mặt đại diện cho Tổng thống Mỹ, với tần suất hiện diện khá dày, th́ ông Tillerson, Kelly và Mattis lại hiếm khi xuất hiện. Nếu có phát biểu th́ họ cũng chỉ đưa ra những đánh giá ngắn gọn.
Về vụ Triều Tiên thử tên lửa vừa qua, ông Mattis chỉ nói hai câu: “Tổng thống và hàng ngũ quân sự của ông biết rằng Triều Tiên mới thử tên lửa thất bại, tổng thống không có b́nh luận ǵ thêm”. Ông Tillerson cũng vậy: “Triều Tiên lại phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung. Mỹ đă nói đủ về Triều Tiên. Chúng tôi không có b́nh luận ǵ thêm”.
Giới quan sát chính sách đối ngoại Mỹ nhận định, cách thức triển khai đối sách của Mỹ hiện nay là tương đối tích cực, khi mà “trục quyền lực” này giành được sự tán dương của cả giới chức an ninh quốc gia ôn ḥa lẫn số quan chức có thiên hướng bảo thủ hơn.
John Hannah, cựu quan chức dưới chính quyền Bush, b́nh luận: “Sau hơn hai tháng tương đối chao đảo và bất định trong chính sách đối ngoại của Mỹ, khi mà nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh năng lực cơ bản của chính quyền, giờ là lúc việc điều hành đă đạt đến độ chín muồi nhờ một nhóm các nhà hoạch định có kinh nghiệm”.