MC Kỳ Duyên mới đây đă viết tâm thư xúc động gửi con gái lớn.Bức thư của MC Kỳ Duyên nhanh chóng thu hút sự chú ư của cộng đồng mạng.Cô khiến nhiều người làm cha mẹ nhận ra nhiều điều trong việc định hướng giấc mơ của con cái.
Mới đây, tâm thư mang tiêu đề ‘Giấc mơ của con’ Kỳ Duyên viết gửi cô con gái Maili đă gây chú ư trong cộng đồng mạng. Bởi lẽ, vấn đề MC gạo cội đề cập trong thư cũng chính là thực trạng phổ biến trong phần lớn gia đ́nh ở Việt Nam hiện nay. V́ thế, không ít bậc cha mẹ đă giật ḿnh tự hỏi bản thân đang định hướng hay ép buộc, áp đặt giấc mơ của con cái?
Trong thư gửi con gái lớn, Kỳ Duyên kể lại câu chuyện để con gái sang Hàn Quốc tự sinh sống và kiếm việc làm. Nhiều lần cô nhấn mạnh chữ ‘giấc mơ của con’ để phân biệt với ‘giấc mơ của ḿnh’ – thực trạng mà hiện nay nhiều bậc cha mẹ hay vướng mắc phải khi định hướng cho con.
Theo MC này, người làm cha mẹ thường lắm khi đă ép buộc, áp đặt con cái học một ngành nghề mà ḿnh cho là an toàn và bổ ích. Song không phải may mắn lúc nào đó cũng là con đường đúng, thậm chí có những người đi quá nửa đời người mới biết ḿnh đă chọn sai con đường. Bản thân cô học xong rồi để bằng đóng bụi không dùng đến.
Tuy nhiên, Kỳ Duyên cũng khẳng định mỗi người đều có phương pháp dạy con cái riêng. Cách dạy con của cô không hẳn sẽ đúng đối với người khác và ngược lại. Do đó, cô chỉ mong nhận được sự chia sẻ.
Trích nguyên văn tâm thư của MC Kỳ Duyên:
Giấc mơ của con.
Đối với tôi, một đứa con sinh ra không phải đến từ ḿnh mà nó là một linh hồn đă hiện hữu từ muôn kiếp trước chỉ bước vào đời qua ḿnh. V́ vậy theo tôi nghĩ, bổn phận cao cả nhất của bậc làm cha mẹ là ḿnh trở thành một công cụ hỗ trợ, giúp cho con cái đạt được giấc mơ của nó (không phải của ḿnh) trong cuộc đời này.
Con gái lớn Maili của tôi học xong hai năm cơ bản ở đại học, xin tôi tạm nghỉ học để qua Hàn Quốc sống và làm việc bên đó một thời gian. Maili đam mê âm nhạc, phim ảnh, văn hoá, thức ăn… nói chung là tất cả những ǵ thuộc về Hàn Quốc. Chưa thấy Maili học nói tiếng Hàn ngày nào cả, bỗng một hôm vào chợ Đại Hàn gần nhà ở Cali, thấy em ‘xổ’ tiếng Hàn với ông bán thịt như ‘Hàn con’. Lúc đó, tôi vẫn nghĩ em chỉ biết vài câu cho vui.
Đến khi đưa em sang Hàn Quốc du lịch năm ngoái mới biết không những em nói tiếng Hàn sành sỏi mà c̣n viết được nữa. Đi đâu cũng làm thông dịch viên cho mẹ. Th́ ra đă hơn 10 năm nay em tự học nói tiếng Hàn qua Internet mà tôi không hề biết. Maili tự kết nối với một người bạn ở Hàn Quốc tên Mikyung. Thế là hai cô bạn trao đổi với nhau về ngôn ngữ, đứa học tiếng Hàn đứa học tiếng Mỹ. Hè năm ngoái Maili qua Hàn Quốc ở lại với gia đ́nh Mikyung cả tháng, và mùa đông vừa rồi Mikyung qua Cali ở với chúng tôi. Bây giờ Maili xin tôi qua Hàn Quốc sống…
Tôi bằng ḷng với quyết định của con. Thứ nhất, tôi nghĩ thông thường một đứa trẻ 19, 20 tuổi luôn sống với gia đ́nh ở nhà chưa có khả năng xác định được nó thích làm việc ǵ. Và v́ nó chưa biết, chúng ta thường định hướng (và lắm khi ép buộc, áp đặt) nó học một ngành nghề ǵ mà chúng ta cho là an toàn và bổ ích. Đôi khi may mắn đó là con đường đúng. Nhưng… cũng có quá nhiều người, trong đó có tôi, học xong rồi để bằng đóng bụi ở đó, không dùng đến. Hoặc tệ hơn, có những người đi quá nửa đời người mới biết ḿnh đă chọn sai con đường.
18 tuổi lên đại học ‘học đại’ một ngành. 22 xong đại học, bố mẹ nhồi tiếp lên cao học. Học xong ra nợ tiền học đầy đầu, phải đi ‘cày’ gấp để trả nợ. Được vài năm, lập gia đ́nh, mua xe, mua nhà, có con… lại phải đi ‘cày’ nhiều hơn để lo cho gia đ́nh, con cái. Rồi bỗng một hôm thức dậy ở lưng chừng tuổi 40, cảm thấy ngán ngẩm với cái công việc đang làm nhưng con c̣n nhỏ, nhà c̣n nợ (v́ lỡ đổi nhà lớn hơn, đi xe tốt hơn…) nên đành bỏ lại những giấc mơ sau lưng và tiếp tục làm một công việc ḿnh không thích.
……
Lư do thứ hai tôi bằng ḷng cho Maili sang Hàn Quốc v́ đó là giấc mơ của con: được sống và đi làm ở bên Hàn quốc. Có lần em nói với tôi: “Con là người Việt nhưng bên trong con cảm thấy con là người Hàn Quốc”. Tôi nh́n em và nghĩ: “Bên ngoài cũng càng ngày càng giống người Hàn chứ nói ǵ bên trong…”.
Thế là Maili lên đường đi Hàn Quốc. Em sẽ ở nhà của Mikyung trong thời gian đầu và ráng kiếm việc làm. Hành trang mang theo là hai cái vali, 5000 USD và một giấc mơ to lớn. Tôi có thể cho em thêm nhưng tôi muốn em phải cố gắng tự lập. Không được th́ bao giờ cũng có tổ ấm để em quay về. Ngày em đi tôi bùi ngùi tự nhủ khi con cái đứng vững và không cần ḿnh nữa có nghĩa là ḿnh đă hoàn thành trách nhiệm của cha mẹ.
Cô chị vừa đi Hàn Quốc th́ cô em Yênli đi học về báo: “Con mới được nhận vào trường đại học bên Anh, năm sau con muốn sang London học”. Quả nhiên là con của mẹ Duyên, cả hai chị em đều có ‘chân bay’, chẳng ai muốn ở nhà cả.
Mỗi chúng ta đều có phương pháp dạy con cái riêng, cách dạy con của tôi không hẳn sẽ đúng đối với bạn hoặc với con của bạn. Vậy, hăy chia sẽ nhé”