Sau khi tỷ phú Trump trúng cử Tổng thống Mỹ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đă gọi điện trực tiếp chúc mừng. Việt Nam hy vọng thời gian tới Mỹ và Việt Nam sẽ hợp tác toàn diện hơn. Tổng thống Trump đă gửi thư cho Chủ tịch nước từ ngày 23/3 nhưng đến hôm nay báo chí mới được phép đưa tin.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đă gửi thư cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao đổi về quan hệ hai nước, đồng thời đang xem xét việc tham dự APEC.
Thủ tướng chuyển lời mời ông Donald Trump dự APEC ở Việt Nam
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm qua đề cập tới bức thư Tổng thống Mỹ gửi, về tăng hợp tác giữa hai nước, khi trao đổi với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, TTXVN đưa tin.
Trong bức thư gửi hôm 23/2, Tổng thống Trump khẳng định mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, các vấn đề khu vực và quốc tế, cùng Việt Nam và các nước trong khu vực đảm bảo ḥa b́nh, thịnh vượng ở châu Á - Thái B́nh Dương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Chủ tịch nước Việt Nam nhờ Đại sứ Osius gửi lời cảm ơn tới ông Trump, cho biết lănh đạo Việt Nam sẵn sàng hợp tác trong duy tŕ đà phát triển quan hệ hai nước, thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của mỗi nước.
Đại sứ Osius và Chủ tịch nước Việt Nam hôm qua có cuộc gặp và thảo luận về quan hệ hai nước, trong đó có việc hợp tác tổ chức năm APEC 2017 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 tại Việt Nam.
Đại sứ Mỹ cũng chuyển lời cảm ơn của Tổng thống Trump tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đă chúc mừng khi ông chính thức nhậm chức hồi giữa tháng một. Ông Osius cho biết Tổng thống Mỹ đang xem xét tích cực việc tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 được tổ chức tại Việt Nam cuối năm nay.
Trước những diễn biến nhanh, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro xung đột ở khu vực, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực trong việc duy tŕ tự do hàng hải, hàng không, ủng hộ việc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp ngoại giao, đối thoại, dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), cũng như các cơ chế của ASEAN như Tuyên bố ứng xử của các bên (DOC), hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử (COC).