Lầu Năm Góc dự định sẽ đưa các tên lửa đến châu Âu và tàu chiến tuần tra gần biên giới Nga. Để trả đũa động thái này, quan chức quân đội Nga cảnh báo, hành động của Mỹ có thể châm ng̣i chiến tranh hạt nhân.
Nga coi hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở châu Âu là mối đe dọa hàng đầu.
Tại Hội nghị Giải trừ quân bị tại Geneva (Thụy Sĩ), Trung tướng Viktor Poznikhir, Cục phó Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga khẳng định, các hệ thống chống tên lửa đạn đạo (ABM) đe dọa dẫn đến “cuộc chạy đua vũ trang mới” và tác động đến khả năng tự vệ của Nga trước đ̣n tấn công hạt nhân.
Theo tướng Nga Poznikhir, ABM “làm hạ thấp giới hạn sử dụng vũ khí hạt nhân” và làm gia tăng nguy cơ “tấn công hạt nhân bất ngờ”.
“Hệ thống ABM là cái cớ để Mỹ sử dụng các vũ khí chiến lược dưới vỏ bọc pḥng thủ tên lửa”, ông Poznikhir nói. “Lá chắn ABM chính là biểu tượng của việc phát triển lực lượng tên lửa và kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang mới”.
Trung tướng Cục phó Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga.
Tướng Poznikhir nói thêm: “Sự hiện diện của các tổ hợp ABM ở châu Âu và tàu chiến lắp đặt ABM trên biển gần Nga tạo ra mối đe dọa tiềm tàng về một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ nhằm vào Nga”.
Các chuyên gia quan sát Quốc tế từ lâu cảnh báo rằng, các vũ khí hạt nhân mới của Mỹ có thể buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin hành động.
Theo ông Poznikhir, lá chắn tên lửa Mỹ làm “giảm cơ hội đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân”. Lầu Năm Góc cũng phát triển hệ thống tên lửa đối đầu với Iran, Triều Tiên, bất chấp sự phản đối của Nga.
Theo ước tính của Nga, đến năm 2020, Mỹ sẽ sở hữu 1.000 tên lửa chiến lược, đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của nước Nga.
Therealtz © VietBF