Các nhà khoa học đă luôn luôn t́m ṭi, phát hiện ra những kỳ bí của thiên nhiên. Một loài ếch huỳnh quang, phát sáng như bóng đèn neon đầu tiên trên thế giới được các nhà khoa học ở Argentina và Brazil đă phát hiện ra. Nó đặc biệt hơn bất kỳ một loài lưỡng cư nào từ trước tới nay.
Loài ếch huỳnh quang đầu tiên trên thế giới mới được phát hiện ở Argentina và Brazil
Điểm đặc biệt khiến loài ếch vàng chấm bi ở Nam Mỹ (c̣n có tên Hypsiboas punctatus) khác biệt với tất cả 7.600 loài lưỡng cư trên Trái đất đó là khả năng huỳnh quang tự nhiên.
Theo các nhà khoa học ở Argentina và Brazil, cơ thể loài ếch này sinh ra một loại sắc tố khiến chúng phát sáng như bóng đèn neon.
Trạng thái b́nh thường và trạng thái huỳnh quang của loài ếch mới
Hiện tượng huỳnh quang xuất hiện trên một số sinh vật biển như cá mập và rùa, tuy nhiên hiện tượng này chưa từng thấy ở loài ếch.
Không giống với các sinh vật khác có khả năng tự phát sáng thông qua quá tŕnh hóa học, da của loài ếch trên có khả năng hấp thụ ánh sáng bước sóng ngắn và phản chiếu nó thành ánh sáng có bước sóng dài hơn.
Nghiên cứu đặc biệt này mới được đăng trên tạp chí Báo cáo Học viện Khoa học Quốc gia.
Các nhà khoa học cho biết trên tạp chí: “Những kết quả nghiên cứu trên mở ra một quan điểm mới thú vị về thị giác của ếch và sinh thái học cũng vai tṛ của huỳnh quang trong các môi trường trên cạn, điều vốn từng được cho là không liên quan đến nhau”.