Trung Quốc là một quốc gia có nhiều lợi thế không chỉ riêng với Mỹ. Có nhiều doanh nghiệp của Mỹ đóng ở Trung Quốc, nó đă đem lại nguồn lợi khổng lồ cho Mỹ. Mỹ muốn áp dụng các biện pháp trừng phạt với Bắc Kinh nhưng hiện Mỹ vẫn chưa thể làm được, v́ nó sẽ "lợi bất cập hại", không có lợi ǵ cho Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Business Insider
Trừng phạt sẽ gây thiệt hại cho cả hai
Tờ Thời báo Tài chính Anh ngày 14/3 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Diêu Dương, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển quốc gia, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Bài viết cho rằng hiện nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă thực hiện nhiều cam kết với cử tri, nhưng cho đến nay ông vẫn chưa thực hiện "cam kết" trong vấn đề Trung Quốc.
Các học giả Mỹ đă thảo luận nhiều về các đối sách để khắc phục những khó khăn của kinh tế Mỹ và kiềm chế Trung Quốc, trong đó có quan điểm cho rằng tập trung nguồn nhân lực vào ngành dịch vụ cao cấp và công nghệ cao.
Thậm chí có quan điểm cứng rắn hơn yêu cầu tiến hành “trừng phạt” do Trung Quốc thao túng tỷ giá hối đoái, trả lương thấp cho người lao động, trợ cấp xuất khẩu, coi nhẹ môi trường...
Nhưng, nếu Mỹ xác định Trung Quốc là nước thao túng tỷ giá hối đoái th́ sẽ làm cho Trung Quốc "mất mặt", trong khi đó, Trung Quốc rất coi trọng "thể diện" trước cộng đồng quốc tế.
Ngoài ra, Mỹ có thể áp các biện pháp khác như tiến hành thu thuế "trừng phạt" đối với Trung Quốc, hạn chế doanh nghiệp Trung Quốc nhất là việc doanh nghiệp Trung Quốc sáp nhập với doanh nghiệp Mỹ. Đây là nguyên nhân khiến cho rất nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng Mỹ và Trung Quốc khó tránh khỏi một cuộc chiến tranh thương mại.
Tuy nhiên, đánh thuế "trừng phạt" sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ. Người Mỹ mua hàng Trung Quốc v́ nó thường có giá rẻ nhất. Đánh thuế để hàng hóa Trung Quốc đắt hơn, sẽ buộc người Mỹ mua hàng của nước khác, nhưng chưa chắc đă mua hàng của Mỹ.
Biện pháp này cũng không thể giúp được công nhân Mỹ, việc làm không có nhiều khả năng quay trở về Mỹ. Điện thoại iPhone của hăng Apple đă đem lại nhập siêu vài tỷ USD cho thương mại với Trung Quốc của Mỹ. Nhưng, nếu hăng Apple chuyển nhà máy sản xuất iPhone đến Mỹ th́ liệu có đủ người Mỹ để tham gia vào dây chuyền lắp ráp?
Trên thực tế, rất nhiều công ty Mỹ sẽ bị thiệt hại. Trong xuất siêu thương mại với Mỹ của Trung Quốc có khoảng 40% là do công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc tạo ra (ngoài ra có 20% là do công ty nước ngoài khác kinh doanh tại Trung Quốc tạo ra).
Điện thoại iPhone của hăng Apple Mỹ (ảnh tư liệu)
Nếu nhà xuất khẩu Trung Quốc bị trừng phạt th́ các công ty đó cũng sẽ bị trừng phạt. Nếu Trung Quốc tiến hành báo thù th́ các doanh nghiệp của cả Trung Quốc và Mỹ đều sẽ bị tổn thất.
Chính quyền ông Donald Trump vẫn chưa đưa ra chiến lược quan hệ với Trung Quốc, phần nào là do những vấn đề có tính không xác định này. Ông Donald Trump phải t́m mọi cách làm Trung Quốc thuận theo lợi ích của Mỹ. Do đó, ông phải đưa ra "giao dịch" có lợi cho hai bên. Dưới đây là một số "giao dịch" có khả năng:
Trước hết, hai nước có thể ngồi xuống đàm phán về vấn đề tỷ giá hối đoái. Ông Donald Trump chỉ trích Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng nhân dân tệ. Hai nước có lợi ích chung trong việc tiến hành đối thoại để phối hợp chính sách tiền tệ.
Thứ hai, cần khôi phục đàm phán Hiệp định đầu tư song phương (BIT). Điều quan trọng là đàm phán "danh sách loại trừ". Trung Quốc sẽ tiếp tục hạn chế đưa vốn nước ngoài vào các ngành nghề của danh sách này.
Rút ngắn danh sách loại trừ sẽ có lợi cho công ty Mỹ, bởi v́ các ngành dịch vụ cao cấp là một trong những thế mạnh của Mỹ. Ngoài ra, BIT sẽ mở đường cho doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh ở Mỹ, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng mức độ đầu tư vào Mỹ.
Cuối cùng, hai nước cần kư kết Hiệp định thương mại tự do. Hiện nay, người Trung Quốc đă giàu có hơn, có khả năng mua hàng hóa nước ngoài. Tái cân bằng kinh tế đang được tiến hành. Nếu kư kết hiệp định thương mại tự do th́ sẽ lợi hơn cho doanh nghiệp Mỹ.
Thái độ của Mỹ với Trung Quốc đă “dịu đi”
Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 14/3 dẫn lời Stephen A. Schwarzman, cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, giám đốc điều hàng hàng đầu Tập đoàn Blackstone Mỹ ngày 12/3 cho biết ông Donald Trump có khả năng sẽ làm dịu việc phê phán đối với Trung Quốc, bao gồm việc lên án Trung Quốc là "nước thao túng tỷ giá hối đoái" do ông đưa ra trong thời gian tranh cử.
Steve Schwarzman, giám đốc điều hành Tập đoàn Blackstone, cố vấn kinh tế của ông Donald Trump. Ảnh: Business Insider
Trong tranh cử, ông Donald Trump cam kết với cử tri là ông sẽ t́m ra phương pháp giải quyết vấn đề thương mại không công bằng giữa Trung - Mỹ. Nhưng, hiện nay, thái độ của một số quan chức chính phủ Mỹ đang có dấu hiệu dịu đi.
Tháng 2/2017, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết sẽ tiến hành đánh giá thị trường ngoại hối để xác định Trung Quốc có phải thao túng tỷ giá hối đoái hay không. Ông cho biết, trước khi đưa ra báo cáo vào tháng 4/2017, Mỹ sẽ không tuyên bố bất cứ nước nào là nước thao túng tỷ giá hối đoái.
Ngày 12/3, Stephen A. Schwarzman, Chủ tịch Diễn đàn chính sách và sách lược của Tổng thống Mỹ cho rằng: "Trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, tôi không cho rằng sẽ có nước thao túng tỷ giá hối đoái hoặc các vấn đề khác".
Theo Stephen A. Schwarzman, ban lănh đạo Trung Quốc giữ thái độ b́nh tĩnh với triển vọng quan hệ Trung - Mỹ trong nhiệm kỳ của ông Donald Trump. Những cuộc thảo luận về chính sách ngoại giao của ông Donald Trump trong nội bộ Trung Quốc là "có chừng mực, không khoa trương như Mỹ".
Stephen A. Schwarzman luôn duy tŕ quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Tháng 12/2016, ông được ông Donald Trump bổ nhiệm làm Chủ tịch Diễn đàn chính sách và sách lược Tổng thống, tập hợp lănh đạo các doanh nghiệp hiến kế cho kế hoạch chấn hưng kinh tế và việc làm.