Không chỉ vấp phải nhiều sự chỉ trích lên chức Ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson c̣n được coi là Ngoại trưởng có quyền lực thấp nhất lịch sử Mỹ. Có thể chuyến công du ba nước châu Á sắp tới là cơ hội để ông nâng cao vị thế.
Tâm điểm chính trị Mỹ có lẽ thuộc về mối quan hệ "mờ ám" giữa Nga và Nhà Trắng, trong khi quá ít người để ư hơn là sự suy giảm đáng ngạc nhiên về tiếng nói của Ngoại trưởng Rex Tillerson và có lẽ là toàn bộ cơ quan ngoại giao mà ông đứng đầu.
Mặc dù Ngoại trưởng là một trong những vị trí quan trọng nhất trong nội các, điều này dường như trở nên trái ngược dưới thời chính quyền Trump, theo Foreign Policy.
Ngoại trưởng Rex Tillerson đang có sự khởi đầu khó khăn.
Quyền lực của người đứng đầu bộ Ngoại giao đă được quy định trong Hiến pháp Mỹ, trong đó nhân vật này có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ công việc chuyên môn đối ngoại cho tổng thống.
Một Ngoại trưởng được đánh giá là thành công khi nhận được sự tôn trọng từ tổng thống, các đảng phái, các quan chức trong chính phủ. Bên cạnh đó là sự khen ngợi từ báo chí, công chúng, đồng thời cũng cần nhận được đánh giá tích cực về năng lực từ các nhà ngoại giao nước ngoài.
Các yếu tố này sẽ tương tác với nhau để xây dựng, hoặc phá hủy quyền lực của một Ngoại trưởng. Trên thực tế, hoạt động tĩnh lặng của Tillerson đă cho thấy ông không hội tụ đủ những điều nói trên.
Robert Jervis, Giáo sư về chính trị quốc tế tại Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng, có nhiều thứ đang ngăn cản tiếng nói của Ngoại trưởng Tillerson. Dù ông vẫn c̣n thời gian đảo ngược lại t́nh h́nh, tuy nhiên khả năng cứu văn là không nhiều.
“Quyền lực của một Ngoại trưởng phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với tổng thống đương nhiệm. Ông ấy cần nói chuyện với tổng thống, đồng thời để cho công chúng trong nước và quốc tế biết về trường hợp của ḿnh”, Jervis viết trên Foreign Policy.
Điều này không chỉ thể hiện trong việc tổng thống nhắc tên trong các báo cáo, mà c̣n đến từ sự hiện diện của Ngoại trưởng tại cuộc họp với các nhà lănh đạo nước ngoài và trong các cuộc thảo luận chính sách quan trọng.
Trên thực tế, quyền lực của Ngoại trưởng Tillerson đang bị đánh giá là "yếu" nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Mọi thứ bắt đầu từ việc Tổng thống Donald Trump phủ quyết đề cử của ông Tillerson đối với Elliott Abrams vào vai tṛ Thứ trưởng Ngoại giao.
Trước đó ông Tillerson muốn Elliott Abrams sẽ trở thành phụ tá giúp việc đắc lực cho ḿnh, tuy nhiên Nhà Trắng đă từ chối khi nhân vật từng là người chỉ trích ông Trump.
Sau vụ việc, dường như ông chủ Nhà Trắng và người đứng đầu bộ Ngoại giao đă thiếu đi niềm tin cần thiết.
Kể từ thời điểm đó, Ngoại trưởng Tillerson đă vắng mặt trong hầu hết các cuộc họp giữa tổng thống với các nhà lănh đạo nước ngoài đến thăm Mỹ. Ông cũng không được giữ vai tṛ trung tâm trong các quyết sách đối ngoại mà chính quyền đưa ra trong thời gian qua.
Ông không xuất hiện để phản ứng trước các vụ thử tên lửa mà Mỹ cáo buộc là khiêu khích từ Iran, thay vào đó là cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn.
Không có thông tin nào cho thấy Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham vấn ư kiến của ông khi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên diễn ra khi hai nhà lănh đạo gặp mặt ở Nhà Trắng.
Ông cũng không xuất hiện khi ông Trump lên tiếng ủng hộ giải pháp hai nhà nước ở Trung Đông. Và đáng kể nhất, ông đă không thể ngăn lại quyết định của Nhà Trắng trong việc cắt giảm sâu ngân sách dành cho bộ Ngoại giao.
Mặc dù không ít cấp dưới của ông đă bỏ việc để thể hiện sự bất măn, giới quan sát cho rằng ít nhất cho đến lúc này Tillerson sẽ không từ chức.
VietBF © sưu tầm