VBF-Những hệ lụy không tưởng không chỉ ảnh hưởng đến 400,000 việc làm. Hiện các sinh viên ra trường khi về nước họ chính là "sứ giả không chính thức" quảng bá về Mỹ. Tuy nhiên giờ đây các sinh viên đang tính chuyện học ở Canada, Úc hay châu Âu.
Hình minh họa: Sinh viên đang đi bộ trong khuôn viên trường đại học UCLA ở Los Angeles. (AP Photo/Damian Dovarganes)
Chính sách của chính phủ Trump liên quan đến thành phần người tị nạn và di dân, cũng như vụ nổ súng có vẻ liên quan đến kỳ thi chủng tộc mới đây ở tiểu bang Kansas, đang khiến một số sinh viên quốc tế suy nghĩ lại về việc xin học đại học ở Mỹ.
Thân nhân của hai nạn nhân vụ nổ súng ở Kansas mới đây kêu gọi các gia đình Ấn Độ đừng gửi con em của họ đi học ở Mỹ. Hung thủ trong vụ tấn công, hiện đang bị giam, bắn ba người, trong đó có một người thiệt mạng.
Hiện còn quá sớm để biết rằng số đơn nộp xin vào học đại học Mỹ có sút giảm trên toàn quốc hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là có những lo ngại rằng những hành động chính trị, cùng là lời nói hay phát biểu qua tweet của Tổng Thống Donald Trump sẽ làm giảm số sinh viên quốc tế đang muốn tới Mỹ.
Hiện có hơn 1 triệu sinh viên quốc tế đang đi học ở các đại học Mỹ, từ đại học 4 năm cho tới các đại học cộng đồng 2 năm và cả lớp học chuyên biệt. Có hơn 160,000 người trong số này đến từ Ấn Độ, đứng hàng thứ nhì sau Trung Quốc, với hơn 300,000 người.
Trong khi sự phản đối của các trường đại học Mỹ về lệnh cấm vào Mỹ của Tổng Thống Trump thuần túy liên quan đến tự do học tập và đa dạng trong thành phần sinh viên, sự phản đối này cũng có liên hệ đến việc bảo vệ nguồn tài chánh của các trường đại học.
Esther Brimmer, hiện là giám đốc điều hành Hiệp Hội Các Nhà Giáo Dục Quốc Tế (NAFSA), một tổ chức bất vụ lợi chuyên về trao đổi giáo dục quốc tế, cho hay là các thành viên trong hiệp hội này bày tỏ nhiều lo ngại về việc đi du học ở Mỹ trong thời gian gần đây. Điều này cũng làm các đại học Mỹ quan tâm, vì có rất nhiều trường, cả công lẫn tư, đều muốn có thêm sinh viên quốc tế đến ghi danh theo học với học.
Tuy nhiên, có một vấn đề khác cũng quan trọng không kém. Đó là đang có chỉ dấu cho thấy sự thay đổi trong thái độ của người dân Mỹ đối với sinh viên quốc tế. Điều này khiến cho các sinh viên ngoại quốc và gia đình họ phải chú trọng nhiều hơn đến việc tìm hiểu tiểu bang mà họ muốn tới, xem có chấp nhận người ngoại quốc hay không. Và nay cũng có thảo luận là thay vì Mỹ thì có nên sang Canada hay Âu Châu không?
Hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia mà nhiều sinh viên trên thế giới muốn đến học hơn cả. Nhưng các chỉ dấu có được cho thấy Mỹ đang mất dần thị phần trong lãnh vực này. Ngày càng có nhiều sinh viên ngoại quốc thấy rằng họ có sự lựa chọn, như đến Úc hoặc Canada hay các quốc gia khác cũng có những trường đại học nổi tiếng. Và đây là điều mà nhiều giới chức đặc trách tuyển mộ sinh viên đại học Mỹ lo ngại. Vì nếu họ không đến năm nay, họ có thể sẽ không hiện diện trong bốn năm tới, nếu học cấp cử nhân. Quyết định của một sinh viên quốc tế năm nay sẽ có ảnh hưởng lâu dài cho sinh viên đó, cũng như tới các trường, ban giảng huấn trên khắp nước Mỹ.
Cũng ít người biết được rằng các sinh viên ngoại quốc thường phải trả “nguyên giá” khi đến học ở các đại học Mỹ. Điều này có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế. Hiện có hơn 1 triệu sinh viên quốc tế và gia đình họ ở Mỹ. Và con số này giúp tạo ra hơn 400,000 việc làm cũng như số hoạt động kinh tế với trị giá ước tính vào khoảng hơn $32 tỉ.
Nhưng sinh viên quốc tế không chỉ mang tiền đến Mỹ. Những người tốt nghiệp từ các đại học Mỹ khi trở về nước thường mang theo những kỷ niệm đẹp, những hình ảnh tích cực về nước Mỹ và do đó là những “đại sứ không chính thức” giúp phát triển mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia khác.