Bộ Quốc phòng Việt Nam không bao giờ công khai việc trang bị vũ khí cho quân đội. Những thông tin mà dân chúng biết được thường do báo chí nước ngoài cung cấp thông tin. Báo Nga cũng nêu rõ Việt Nam có thể sớm sở hữu “Thú mỏ vịt” Su-34?
Theo Bộ Quốc phòng Nga, rất nhiều khách hàng nước ngoài muốn sở hữu các máy bay ném bom chiến trường Su-34. Các chuyên gia quân sự trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Economy Today đã nêu tên nhưng quốc gia sẽ sở hữu Su-34 đầu tiên.
Máy bay ném bom chiến trường Su-34
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov cho biết, đến năm 2018, tại nhà máy sản xuất máy bay ở Novosibirsk bắt đầu tiến trình hiện đại hóa máy bay Su-34 nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và giai đoạn phát triển mới, hiện nay các kỹ sư của nhà máy đang kết thúc quá trình thiết kế - thử rnghiệm lắp đặt các loại vũ khí mới cho máy bay Su-34. Theo ông Borisov, các máy bay ném bom Su-34 Nga có tương lai xuất khẩu rất đáng quan tâm.
Tổng biên tập tạp chí "Xuất khẩu vũ khí trang bị" Andrey Frolov nhận xét: từ năm 2015 nhiều quốc gia trên thế giới đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến máy bay ném bom chiến trường Sukhoi Su-34.
“Theo những thông tin nhận định chung của các chuyên gia quân sự, quốc gia đầu tiên sở hữu Su-34 sẽ là Algeria. Theo nhiều phương tiện truyền thông, từ năm 2016, Algeria đã sẵn sàng đặt mua 12 chiếc Su-34, trong tương lai có thể sẽ đặt hàng thêm. Quốc gia thứ 2 sẽ sở hữu Su-34 là Việt Nam". Theo Frolov, đây chỉ là những quốc gia đầu tiên nhận được Su-34, rất nhiều các quốc gia khác có mỗi quan tâm đặc biệt đến loại máy bay này.
Những quốc gia đặt hàng mua sắm Su-34, thông thường trước hết là các quốc gia có tiềm lực kinh tế tốt, do Sukhoi Su-34 vốn là máy bay đắt tiền, sau đó sẽ là các quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với Nga và có hệ thống hậu cần kỹ thuật của các loại máy bay thế hệ trước như Su- 24. Điều đó có nghĩa là, một số quốc gia khác như Iran hoặc Iraq, trong tương lai có thể đặt mua các máy bay Su-34.
Tổng biên tập tạp chí "Tiềm lực Quốc gia" Viktor Murakhovski trước đây cho rằng, khách hàng nước ngoài đầu tiên của Su-34, có thể là Ấn Độ và Trung Quốc. Theo ông, chỉ có hai quốc gia này mới có thể mua sắm được Su-34, giá thành của chiếc máy bay ném bom này có thể khiến các quốc gia có thu nhập trung bình phải cân nhắc. Hợp đồng cung cấp 12 chiếc Su-34 cho Algeria theo ước tính của các chuyên gia có giá trị khoảng 500-600 triệu USD.
Nhưng Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu mua sắm Su-35, mua sắm công nghệ động cơ giành cho sự phát triển máy bay thế hệ 5 J-20 và J-31, Ấn Độ đang có chương trình phát triển máy bay thế hệ 5 cũng với Nga trên cơ sở T-50 PAK- FA, do đó chương trình mua sắm su-34 có thể không được đặt ra do trên thực tế không có nhu cầu.
Các chuyên gia quân sự cũng nhận xét rằng, Su-34 hầu như không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực máy bay ném bom chiến trường. Các máy bay ném bom có tính năng tương tự như Su-34, Mỹ đã sản xuất từ lâu và có trong biên chế trang bị của nhiều nước trên thế giới. Trung Quốc hiện nay đang có chương trình nghiên cứu một mô hình máy bay ném bom tương tự, nhưng số lượng các máy bay tiêm kích mang bom của Trung Quốc rất lớn, hơn thế nữa trong chương trình cạnh tranh ưu thế công nghệ hàng không, Trung Quốc đang đặt mục tiêu đuổi kịp Mỹ. Do đó thị trường máy bay ném bom chiến trường su-34 hoàn toàn không có đối thủ cạnh tranh.
Ngay cả trong các quốc gia phát triển, không quân đều sở hữu các máy bay tiêm kích đa nhiệm có khả năng tấn công mặt đất - mặt nước, các máy bay ném bom hầu hết là của thế hệ trước, gần đây nhất là Su-24. Nhưng cuộc chiến ở Syria cho thấy nhu cầu thực tế phải có các máy bay ném bom chiến trường hiện đại, có khả năng tác chiến không đối mặt hiệu quả (trên đất liền và trên mặt biển). Ông Frolov nhận xét.
Phiên bản nâng cấp và hiện đại hóa Su-34 sẽ khác rất nhiều các máy bay chiến đấu, hiện đang có trong biên chế của Bộ quốc phòng Nga và đang chiến đấu trên chiến trường Syria. Các máy bay ném bom chiến trường sẽ có khả năng mang được nhiều loại vũ khí hơn, bao gồm cả bom có độ chính xác cao, bom thông thường và các loại tên lửa không đối mặt (đối đất và đối biển), số lượng các loại mục tiêu mà Su-34 có thể tiêu diệt cũng được mở rộng hơn theo yêu cầu của khách hàng.
Các phiên bản Su-34 dành cho xuất khẩu sẽ có một số tính năng kỹ chiến thuật thua sút hơn so với những máy bay mà Bộ quốc phòng Nga đặt hàng. Tính năng kỹ thuật của hệ thống điện tử và tác chiến điện tử, radar kiểm soát mục tiêu và dẫn đạn, hệ thống thông tin liên lạc, các loại vũ khí được trang bị có thể có những thua sút hơn, nhưng những tính năng cơ bản theo thiết kế máy bay và động cơ của phiên bản xuất khẩu và nội địa hoàn toàn giống nhau.