Mâu thuẫn Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đang nóng lên, không chỉ Hà Lan mà cả châu Âu đang nổi giận với Thổ Nhĩ Kỳ. Hà Lan không muốn Thổ Nhĩ Kỳ mượn đất của họ để diễn "tṛ" chính trị. Mặt khác qua sự việc này cũng cho thấy sự rệu ră của EU là một thực tế...
Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Liên minh Châu Âu, nhất là với Hà Lan và Đức, đang trở thành tâm điểm trong đời sống chính trị tại lục địa già những ngày gần đây. Tổng thống Erdogan được cho là đang nỗ lực tiếp cận bộ phận người Thổ Nhĩ Kỳ đang sinh sống ở châu Âu, đặc biệt ở Hà Lan và Đức, để giúp ông chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ư vào tháng 4/2107.
V́ vậy, việc chính phủ Hà Lan cấm cửa các chính trị gia của Thổ Nhĩ Kỳ đến vận động cho cuộc trưng cầu dân ư về sửa đổi Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm trao quyền nhiều hơn cho tổng thống, được xem là giọt nước tràn ly trong quan hệ Ankara – Brussels vốn đă “cơm không lành, canh không ngọt” gần một năm qua.
“Ngày 11/3, Chính phủ Hà Lan đă cấm Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu đến Rotterdam vận động. Tiếp đó Hà Lan lại cấm Bộ trưởng Gia đ́nh và Các vấn đề xă hội Thổ Nhĩ Kỳ Fatma Betul Sayan Kaya vào lănh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam, sau đó hộ tống bà này rời khỏi Hà Lan sang Đức”, theo tường thuật của Reuters.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong toả lănh sự quán Hà Lan
Phản ứng với hành động của Amsterdam, hàng trăm người Thổ Nhĩ Kỳ mang quốc kỳ biểu t́nh trước lănh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam phản đối, buộc cảnh sát Hà Lan đă phải dùng chó nghiệp vụ và ṿi rồng giải tán người biểu t́nh. Tổng thống Erdogan mỉa mai rằng Hà Lan đă hành động như một “nước cộng ḥa chuối” và cần phải bị trừng phạt.
Về phần ḿnh, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhận định những phát ngôn này mang tính kích động : “Chúng tôi có một t́nh huống chưa từng có tiền lệ với một đồng minh NATO, với quốc gia mà chúng tôi có quan hệ lịch sử, quan hệ thương mại lớn mạnh. Quốc gia này đang có hành động hoàn toàn vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được”.
T́nh h́nh căng thẳng có nguy cơ leo thang khi ngày 12/3 Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen cho biết có thể tạm hoăn lại chuyến thăm Đan Mạch của Thủ tướng Thổ Nhĩ kỳ Binali Yıldırım dự kiến trong tháng này. Thủ tướng Đức Angela Merkel th́ cho biết sẽ làm hết sức để ngăn chặn xáo trộn chính trị từ Thổ Nhĩ Kỳ có thể lây lan sang Đức.
Cho dù hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nhận được sự ủng hộ của Pháp khi Bộ Ngoại giao nước này đề nghị b́nh tĩnh, bởi không có lư do ngăn chặn cuộc gặp giữa Thủ tướng Cavusoglu với một hiệp hội của người Thổ Nhĩ Kỳ tại Pháp, song điều đó không làm giảm nhiệt cho sự căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với liên minh châu Âu.
Điều đó đă được thể hiện rất rơ qua hành động của Phó Chủ tịch Nghị viên Châu Âu Alexander Graff Lambsdorff, khi ông yêu cầu cần phải có hẳn một lệnh cấm các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ vận động chính trị tại Eurozone. Nghĩa là gần như cả châu Âu cần chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và chắc chắn sẽ có nhiều hệ luỵ cho quan hệ giữa hai bên.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến liên minh EU phải trả giá
Trước diễn biến của cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Thổ Nhĩ với EU, giới phân tích cho rằng nếu các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ đến Châu Âu vận động tranh cử thay v́ vận động cho trưng cầu dân ư th́ sự việc có thể không phát sinh căng thẳng như thế, hoặc cuộc trưng cầu dân ư tại Thổ Nhỹ Kỳ không diễn ra trong thời điểm bản lề với EU như hiện nay th́ quan hệ giữa hai bên cũng không có nhiều băo tố như vậy.
Bởi lẽ nều Hiến pháp sửa đổi của Thổ Nhĩ Kỳ được đa số người dân ủng hộ qua cuộc trưng cầu dân ư th́ đồng nghĩa với việc chủ nghĩa dân tộc đă làm thay đổi cả nền chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ chứ không chỉ là chiến thắng chính trị của Tổng thống Erdogan – một người theo chủ nghĩa quốc gia. Thực tế đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống chính trị tại châu Âu khi lực lượng theo chủ nghĩa dân tuư đang có cơ hội bước lên vũ đài chính trị tại nhiều nước thanh viên EU quan trọng.
Chủ tịch EC Juncker công bố Sach trắng về tương lai của EU
Đặc biệt, giới lănh đạo EU vừa công bố Sách trằng về tương lai của châu Âu, trong đó đưa ra 5 kịch bạn cho việc cải tổ EU để có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn mới, nhất là vấn đề mức độ hoà nhập giữa 27 thành viên c̣n lại thời hậu Brexit.
Trong thời buổi “cái ǵ cũng trưng cầu dân ư” đang trở thành hội chứng tại EU th́ việc để Ankara vận động cho cuộc trưng cầu dân ư ngay trong ḷng EU khiến Brussels có nguy cơ phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư trên toàn liên minh cho việc lựa chọn kịch bản cải tổ và chắc chắn điều đó là điểu Brussels không mong muốn.
Chính v́ vậy, giới lănh đạo EU và các nước thành viên EU - nhất các quốc gia chuẩn bị có các cuộc bầu cử quan trọng, nơi mà lực lượng theo chủ nghĩa dân tuư đang đe doạ quyền lực của giới chính trị truyền thống – sẽ t́m cách pḥng xa hiểm hoạ và việc không chấp nhận cho Ankara “mượn đất diễn” là một sự đề pḥng cần thiết.
Qua việc ngăn cản Ankara "mượn đất diễn" cho các hoạt động chính trị, có thể thấy rằng sự rệu ră của EU là một thực tế và điều ǵ cũng có thể khiến cho liên minh này lo sợ có thể gây phân ră, thậm chí tan ră. Song việc đề pḥng của giới lănh đạo EU và các thành viên quan trọng chỉ là biện pháp tức thời và chưa hẳn đă có hiệu quả.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu EU cần phải cải tổ sâu rộng, ngay cả việc có thể phải tổ chức trưng cầu dân ư trên toàn liên minh về h́nh thức tồn tại và khuynh hướng phát triển của EU, chứ không chỉ là 5 kịch bản của giới lănh đạo EU mà thôi.